Mục Lục [Ẩn]
- CDN là viết tắt của Content Delivery Network, có thể tạm dịch là mạng lưới cung cấp nội dung. Với hệ thống các máy chủ được đặt tại nhiều nơi trên thế giới sẽ giúp tối ưu tốc độ website cho người truy cập, cải thiện chất lượng website.
- CDN (Content Delivery Network) là 1 bước tiến thông minh của công nghệ nhằm giải quyết việc vận hành quá tải của các hệ thống Server và giảm thời gian truy cập cho các website. Cụ thể nhằm đưa ra giải pháp giúp giảm tải cho các máy chủ vận hành chính hệ thống, với tính năng lưu trữ và phân tải các dữ liệu tĩnh ít thay đổi như “hình ảnh, video clip, mã nguồn, css” tại các máy chủ được đặt ở khắp nơi trên thế giới. Hệ thống CDN được hiểu nôm na bao gồm rất nhiều Server chứa các dữ liệu tĩnh như hình ảnh, video, css, js,… được đặt khắp nơi trên thế giới nhằm cung cấp dữ liệu 1 cách nhanh nhất cho người truy cập. CDN (Content Devilery Network) được tạm hiểu là một hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới và chứa những bản sao dữ liệu của nội dung website trong hệ thống và khi người dùng truy cập vào thì các bản sao đó nằm tại một máy chủ gần với người dùng nhất sẽ được thay thế với dữ liệu nội dung gốc của website. Giả sử như máy chủ website bạn ở Châu Âu nhưng khi một người dùng ở Việt Nam truy cập vào thì những dữ liệu mà người dùng nhận được là bản sao của máy chủ gốc được lưu trữ tại những máy chủ trong hệ thống CDN ở khu vực Đông Nam Á hoặc hoặc tại Việt Nam nơi gần người dùng nhất.
Như vậy sau khi bạn hiểu qua về cách hoạt động của CDN thì bạn sẽ nhận thấy rằng nó có các ưu điểm là:
Băng thông từ mạng của máy chủ gốc chỉ tốn một lần xử lý đó là chấp nhận request từ các PoP CDN, sau đó các lượt truy cập từ người dùng sẽ chỉ truy cập vào nội dung trên CDN nên máy chủ gốc sẽ không tốn thêm. Chỉ khi nào bạn tiến hành xóa các bản lưu nội dung trên CDN thì các PoP CDN sẽ tiến hành lấy nội dung lần nữa thì mới tốn thêm.
Do tính chất các PoP CDN trải dài trên khắp các châu lục nên nó sẽ giúp website bạn truy cập nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ của website. Ví dụ thachpham.com đặt máy chủ ở Mỹ mà nếu truy cập trực tiếp để xem một hình ảnh 300KB ở Việt Nam sẽ mất khoảng 0.5 giây (500ms). Thế nhưng nếu thachpham.com dùng CDN cho các nội dung tĩnh đó có hỗ trợ PoP tại Việt Nam thì người dùng chỉ mất 0.01 giây (10ms) để xem một tập tin, thậm chí còn nhanh hơn thế. Tương tự với các người dùng ở quốc gia khác, CDN của ban càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau thì càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu.
Nếu bạn có sử dụng phương thức Push CDN thì sẽ tiết kiệm được dung lượng lưu trữ cho máy chủ vì mọi thứ đã được upload lên thẳng máy chủ CDN. Tuy nhiên để an toàn bạn nên lưu lại nội dung ở một nơi nào đó đề phòng dịch vụ CDN có vấn đề.
Chi phí tiết kiệm ở đây là chi phí băng thông. Giả sử máy chủ hoặc gói host của bạn chỉ hỗ trợ một khoảng băng thông cho phép mỗi tháng nhất định thì khi hết bạn sẽ cần mua thêm hoặc nâng cấp băng thông. Giá băng thông thấy vậy chứ không hề rẻ, giá băng thông trung bình hiện nay trên một số nhà cung cấp host là khoảng 20.000 đồng cho mỗi GB, tương đương $0.88 rồi. Nhưng các dịch vụ CDN hiện nay đa phần sẽ có giá là khoảng $0.05 hoặc rẻ hơn, ở một số PoP Châu Á nếu có đắt hơn thì cao lắm cũng khoảng $0.1 cho mỗi GB băng thông. Vậy thì thay vì bạn mua thêm băng thông ở host thì hãy dùng CDN sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.