Không ít lần khi truy cập một website nào đó, màn hình hiện lên “Lỗi 404 không tìm thấy trang” hay “404 Page Not Found” làm cho bất kỳ ai cũng cảm thấy khó chịu khi bị cản trở quá trình tìm kiếm thông tin. Vậy lỗi 404 not found là gì? Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục lỗi 404 như thế nào? Hãy cùng Web Mới đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết hôm nay nhé!
Mục Lục
Lỗi 404 not found hay còn gọi là lỗi HTTP 404 với mục đích để thông báo rằng bạn đang truy cập đến 1 website đang bị lỗi máy chủ web server. Dường như lỗi 404 not found thường xảy ra với những web cá nhân.
Khi người dùng gặp lỗi 404 trên website của bạn, chắc chắn đó sẽ là một trải nghiệm không tốt. Điều này khiến cho trang web của bạn nhanh chóng bị Google đánh giá thấp và giảm thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm.
Tùy vào cấu hình của từng máy/từng loại website, màn hình sẽ hiện lên một số thông báo lỗi 404 Page Not Found như sau:
Lỗi 404 không tìm thấy trang
The requested URL [URL] was not found on this server
404 Error
HTTP 404
Error 404 Not Found
Error http 404 Not Found
HTTP 404 Not Found
404 Page Not Found
Trước khi đi đến với phần sửa lỗi 404 not found, hãy cùng Bizfly chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi 404 không tìm thấy trang là gì nhé!
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra lỗi 404 not found nhưng nhìn chung website sẽ thường gặp phải 3 lý do phổ biến sau đây:
Sai mã code: Mỗi developer đều phải thận cẩn thận trong quá trình viết code, thiết kế website. Bởi chỉ cần một lỗi sai dấu nhỏ cũng dẫn đến hậu quả khôn lường. Ví dụ giữa hai file archive.php và index.php code, nếu chỉ nhầm một dấu “ hoặc một ký tự nào đó trong mã code cũng sẽ khiến website báo 404 Error.
Sai sót trong mod_rewrite: Nếu bạn bật mod_rewrite ở dạng .htaccess mà gặp sai sót, thì khi website chuyển hướng URL sẽ xuất hiện lỗi error 404.
Chưa thay đổi URL: Đây được biết đến là lỗi 404 trên website phổ biến nhất, ví dụ như bạn thay đổi URL thành Bizfly.vn nhưng người dùng vẫn truy cập với tên miền cũ là Bizfly.com. Khi đường dẫn URL cũ đã bị thay đổi/làm mới nhưng không thông báo cho các công cụ tìm kiếm. Hiển nhiên, Google sẽ không tìm thấy website của bạn qua đường URL sai đó và nó sẽ thông báo lỗi 404 không tìm thấy trang.
Đối với nhà quản trị website, Lỗi 404 Not Found thường ảnh hưởng xấu đến quá trình làm SEO của một website. Điều này đặc biệt đúng khi tỉ lệ trang 404 Not Found thường xuyên xảy ra bởi nó có thể là dấu hiệu của những vấn đề crawling và kỹ thuật SEO nghiêm trọng. Việc gặp quá nhiều lỗi 404 trong khi bots crawl, nghĩa là hệ thống links của bạn có thể gây khó khăn trong việc tiếp tục crawl các link khác. Ngoài ra quá nhiều lỗi 404 là một yếu tố để search engines trừ điểm và làm sụt ranking website của bạn.
Đối với người dùng, Việc gặp nhiều trang 404 trên một website mang đến trải nghiệm lướt web tồi. Lỗi 404 Not Found khiến tỉ lệ thoát bounce rate cao, tương tác người dùng thấp, làm giảm traffic và ranking ở SERPs.
Liên kết của bạn lỗi, và khách truy cập không thể tiếp tục tìm thấy thông tin họ mong muốn – điều này chưa hẳn là chấm hết. Bạn hoàn toàn có thể chuyển hướng truy cập bằng việc đề xuất một danh sách các đường dẫn hướng khách hàng vào những chỉ mục nội dung tốt nhất của bạn. Điều này tạo thêm nhiều cơ hôi cho khách hàng khám phá phần còn lại của trang web thay vì để họ thoát khỏi trang.
Mặc dù khách truy cập chưa thể tìm thấy thông tin cần thiết, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã mất khách hàng mãi mãi. Đây vẫn có thể là những khách truy cập tiềm năng trong tương lai. Bạn có thể sử dụng những hình thức khuyến khích khách để lại thông tin và địa chỉ e-mail bằng các ứng dụng miễn phí hoặc cung cấp cho họ những thông tin thú vị, lôi cuốn. Đây là là cơ hội để trang web của bạn có thể tiếp cận với khách sau này.
Khách truy cập muốn tìm kiếm thông tin, nhưng đường dẫn quá cũ có thể đã bị xóa hoặc chuyển hướng khác – Một trong những cách giải quyết tạo sự thoải mái cho khách truy cập đó là thêm vào một hộp tìm kiếm. Điều này tạo cơ hội cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin đúng mong muốn và gây một ấn tượng tốt về sự chuyên tâm trong việc xây dựng website của bạn. Twitter thực hiện vô cùng thành công ở điểm này, họ hướng người sử dụng đi thẳng vào việc tìm kiếm trang web cho chủ đề mà khách dự định.
Hiện nay khá nhiều trang 404 Error thực hiện cách này. Có thể có nhiều mục đích khách nhau khi tạo một form liên hệ. Tuy nhiên đa số các form này phục vụ cho các trang web nhằm tìm kiếm khách hàng hoặc đối tác. Đây chính là cách tuyệt vời để khách truy cập có thể dễ dàng liên hệ nhanh chóng đến chủ doanh nghiệp. Mặc dù khách chưa tìm kiếm được thông tin cần thiết nhưng vẫn là cơ hội lớn cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận khách hàng. Một cách sử dụng trang 404 Error khác cũng vô cùng hiệu quả đó là cho phép khách truy cập có thể báo cáo lỗi. Điều này tạo cho bạn cơ hội để sửa lỗi và xây dựng web tốt hơn trong tương lai…
Một vài công ty thiết kế web có thể đề nghị một cách tiếp cận hài hước cho trang lỗi 404 của bạn. Nhưng chúng tôi thật lòng khuyên bạn đừng làm điều này! Hãy tưởng tượng, khách truy cập đang tìm kiếm những thông tin quan trọng với họ nhưng thay vào một thông báo lỗi chuyên nghiệp, họ lại nhận về một trò đùa. Sự khôi hài này quả thật không mấy… khôi hài! Trên thực tế khách truy cập trang web chỉ muốn tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm, khi không tìm thấy, họ có thể vui vẻ rời khỏi. Nhưng chắc hẳn, họ không muốn thấy nhiều sự đùa giỡn. Quan trọng hơn hết, rất khó để chúng ta đánh giá được “sự hài hước” ở mức độ nào là vừa chuẩn. Vì thế hãy làm cho khách truy cập nở nụ cười nhẹ nhàng bằng cá cách xử lý trang lỗi nêu trên để mang lại lợi ích cho cả khách truy cập lẫn doanh nghiệp của bạn.