Layout là gì? Cách xây dựng giao diện và bố cục của website
- Bùi Tấn Lực
- 2328
- 12/03/2021
Layout là gì? Layout là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hàng đầu trong thiết kế đồ họa mà tất cả các ngành nghề liên quan đến thiết kế dù bạn làm việc ở môi trường công ty hay là một freelancer chuyên nghiệp đều cần phải biết, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
Layout là gì? Cách xây dựng giao diện và bố cục của website
Mục Lục [Ẩn]
Layout là gì?
Layout là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hàng đầu trong thiết kế đồ họa mà tất cả các ngành nghề liên quan đến thiết kế dù bạn làm việc ở môi trường công ty hay là một freelancer chuyên nghiệp đều cần phải biết, là hệ thống sắp xếp các yếu tố đồ họa, nội dung trên bất cứ bản thiết kế nào nhằm tạo sự nhất quán cho ấn phẩm. Layout bao gồm các thành phần quan trọng như: tỷ lệ căn lề, khoảng cách nội dung, bố cục.
Trong thiết kế website thì layout có vai trò là dàn trang, hay còn hiểu là bố trí, trình bày tài liệu. Khi thiết kế phần trình bày tài liệu của một trang web thì bạn cần định hướng về bố cục, sắp xếp tiêu đề, màu sắc, khoảng cách các phân đoạn,… sao cho hợp lý. Từ những tiêu chí đó, bạn cần đưa ra để đồ họa thiết kế chủ động chỉnh sửa, sắp xếp theo yêu cầu của bạn. Thông thường, đối với các trang tin tức dạng thông tin dài như báo chí hay catalog thì thiết kế bố cục layout sẽ được thống nhất xuyên suốt từ đầu đến cuối.
Xem thêm bài viết SEO là gì?
Tầm quan trọng của Layout trong thiết kế
Người ta thường ví von thiết kế nói chung với việc xây một căn nhà. Hệ thống layout, bố cục chính là chi tiết tuyệt mĩ để tạo nên một căn nhà đẹp. Có thể khẳng định, layout đóng một vai trò quan trọng trong thiết kế đồ họa. Hiểu cách bố trí của thiết kế là rất quan trọng. Nếu layout không được hiểu một cách chính xác, có khả năng các thông điệp bạn muốn truyền đạt sẽ bị mất và các chi phí quảng cáo sẽ bị lãng phí.
Chẳng hạn, khi thiết kế trang web, việc bố trí layout một cách thân thiện và hấp dẫn sẽ khiến khách hàng lưu lại lâu hơn trên trang web đó. Người thiết kế phải nắm các nguyên tắc cơ bản cho một bố trí layout thích hợp và cách sử dụng các yếu tố đồ họa căn bản như sự cân bằng, tỷ lệ, trình tự, nhấn mạnh và sự thống nhất của tất cả các yếu tố gắn kết.
Layout sử dụng ảnh backgrounds phủ kín trang
Đây là một trong số các mẫu layout web phổ biến trên nhiều trang web ngày nay. Cụ thể là các layout web này sử dụng một số hình ảnh phủ kín trang, còn nội dung thì chỉ hiển thị hạn chế. Để có được các layout web kiểu này các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều cho kho ảnh của mình. Từ chất lượng ảnh đến sự độc đáo của ảnh. Các nhà thiết kế cần đảm bảo hình ảnh phải có độ phân giải chuẩn để khi đưa lên chúng không bị vỡ, méo,… Nếu doanh nghiệp của bạn đang bán các loại sản phẩm dịch vụ thì đây là một layout hoàn toàn phù hợp. Layout này sẽ thu hút người dùng ở lại website của bạn lâu hơn, muốn mua các sản phẩm của bạn hơn. Ngoài ra vì có nền che phủ kín trang, nên các nhà thiết kế cần chú ý đến chữ trên nền. Các nhà thiết kế phải đặt một nền phụ phù hợp với font chữ để cho chúng thật hài hòa. Bên cạnh đó bạn có thể thêm một số thanh liên kết và logo vào đầu trang, hay có thể xếp chúng vào các khối hộp và đặt vào các khu vực phù hợp với người dùng.
Layout dạng lưới
Đây là một dạng layout được các nhà thiết kế sử dụng phổ biến trong các website như web bất động sản, web tin tức, hoặc là blog,…Hơn nữa sử dụng lưới đa năng lại vô cùng đơn giản, dễ dàng. Ở đó chứa rất nhiều loại nội dung khác nhau nào là văn bản, nào là âm nhạc và thậm chí là các video. Các bạn có thể đặt vào website của bạn mọi nội dung mà layout không hề bị rối. Bởi layout này đã được phân chia thành các ô nhỏ dạng khung lưới cụ thể.
Điểm đặc biệt của layout này là hình khối lồng nhau. Hình nhỏ nằm trong hình lớn chúng cứ xếp từng lớp, từng lớp một lên nhau. Các khối hộp này phân chia và tạo ra khoảng trống trên trang, qua đó tạo nên bố cục mạch lạc, vững chắc và rất đảm bảo tính đa dạng cho web của bạn. 3. Layout có một thanh menu cố định
Tầm quan trọng của Layout trong thiết kế
Nâng cao giá trị thẩm mỹ
Trước hết, thay vì đưa tất cả các thành phần cần hiển thị lên màn hình máy tính, điện thoại của bạn một cách tự nhiên, không sắp xếp, không căn chỉnh, layout sẽ khiến từng bộ phận của website có cảm giác gọn gàng, đẹp mắt và có tính thẩm mỹ hơn. Đặc biệt, những mẫu layout mới lạ, độc đáo còn có thể trở thành một điểm nhấn, giúp người dùng nhớ đến website của bạn. Nếu website của bạn về các lĩnh vực như thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật,… thì chắc chắn layout là yếu tố bạn nên cân nhắc để đầu tư.
Tạo sự liên kết giữa các thành phần trong thiết kế
Việc bố trí, sắp xếp các thành phần của website một cách hợp lý khiến người đọc có thể có một cái nhìn tổng quan về nội dung của trang. Layout sẽ hấp dẫn sự chú ý của người đọc vào một điểm, dẫn người đọc đi theo đúng mạch kết cấu và gần như không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào được hiển thị. Sự sắp xếp hài hòa này cần được thực hiện dựa trên mối liên hệ của các yếu tố về mặt nội dung. Nhiệm vụ của layout sau đó chính là gián tiếp thể hiện mối quan hệ này một cách trực quan hơn, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm mở rộng những vấn đề mà họ quan tâm.
Gia tăng sự thu hút
Chính yếu tố bắt mắt về thiết kế và mối quan hệ mạnh mẽ giữa các thành phần trên website sẽ tạo ra sức hút, khiến người truy cập cảm thấy thoải mái và bị hấp dẫn bởi cách nội dung được hiển thị trước mắt họ.
Layout trong thiết kế đồ họa hợp lý tạo sự thân thiện với người trải nghiệm
Layout tốt sẽ giúp cải thiện cái nhìn của đối tượng, nhất là khi các tổng thể mảnh ghép được kết hợp tạo sự thống nhất mạnh mẽ. Sự thành công trong bố trí bố cục layout còn phụ thuộc vào sự sắp xếp các yếu tố cá nhân trực quan, mối quan hệ giữa chúng, sự phân cấp và pha trộn của các yếu tố. Đây là điều mà bất kỳ nhà thiết kế đồ họa nào cũng cần ghi nhớ để đem tới ấn phẩm đạt tiêu chuẩn.
Một thiết kế hấp dẫn mới có thể tạo ấn tượng tốt đẹp trong tâm trí khách hàng và níu giữ họ lâu hơn tại trang web của mình. Những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế đồ họa bạn cần nhớ đó là: Sự cân bằng Tỷ lệ Trình tự Sự nhấn mạnh Sự thống nhất giữa các yếu tố
Đặc biệt, bạn cần dựa vào những nhu cầu, mong đợi của khách hàng và sắp xếp, đặt nội dung, các thông tin cần thiết ở những vị trí bắt mắt, dễ thấy nhất. Việc phối màu cũng cần lưu ý và kết hợp với bố trí layout trong thiết kế trang web làm sao cho chúng thật hấp dẫn đối với khách hàng. Với các trình duyệt khác nhau sẽ có những thiết lập khác nhau, do đó, bạn cần biết chính xác độ phân giải và giữ chúng hợp lý. Tóm lại, bố trí layout trong thiết kế đồ họa chính là tác động trực tiếp vào thị giác khách hàng. Một layout hợp lý, thu hút khách hàng tiềm năng, tạo sự thân thiện với người dùng, dễ hiểu, dễ đọc là sự thành công nhất của một nhà thiết kế. Đặc biệt với những trang web nước ngoài, sự đầu tư vào layout của giao diện web càng được chú trọng, những website có giao diện nổi bật như mona.website là sự đầu tư vào thiết kế của các công ty lập trình để tạo ra một giao diện mới lạ và độc đáo.
Lý do cần quan tâm tới Layout trong thiết kế website
Layout đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thiết kế đồ họa. Vì vậy, việc hiểu được bố trí của thiết kế sẽ giúp truyền tải thông điệp tới đối tượng một cách dễ dàng hơn. Và đồng thời giúp tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho quảng cáo. Nói một cách chi tiết hơn, những lý do chính để bạn phải quan tâm tới layout trong thiết kế bao gồm:
Đảm bảo tiêu chuẩn “Z” layout trong thiết kế
Tiêu chuẩn “Z” layout bên trong các thiết kế đồ họa ra được xem là giải pháp tiêu chuẩn. Giải pháp tiêu chuẩn “Z” layout trong thiết kế đồ họa là đường dẫn người đọc có cấu trúc dạng chữ Z giúp khách hàng có thể xem được các yếu tố của một trang, quảng cáo hay thiết kế. Cùng với Z layout, người đọc sẽ dễ dàng đọc được tiêu đề, hình ảnh, thân bài, chú thích,… Đó đều là những mục thu hút sự chú ý của người xem.
Tạo cảm giác thân thiện cho người dùng tới website
Layout tốt sẽ giúp cải thiện cái nhìn của khách hàng. Đặc biệt khi các tổng thể mảnh ghép được kết hợp tạo sự thống nhất mạnh mẽ. Sự thành công trong bố trí bố cục layout còn phụ thuộc vào sự sắp xếp các yếu tố cá nhân trực quan, mối quan hệ giữa chúng, sự phân cấp và pha trộn của các yếu tố. Đây là điều mà bất kỳ nhà thiết kế đồ họa nào cũng cần ghi nhớ để tạo một layout đạt tiêu chuẩn.
Các quy tắc thường gặp trong thiết kế Layout
The grid – Hệ thống lưới
Hệ thống lưới là một phần quan trọng trong thiết kế đồ họa. Nó đẩy nhanh quá trình thiết kế bằng cách giúp người thiết kế xác định vị trí nào nên đặt loại nội dung nào. Hệ thống lưới làm cho các sản phẩm thiết kế trông gọn gàng hơn, hiệu quả hơn và có tính ứng dụng cao hơn. Do đó, các nhà thiết kế chuyên nghiệp rất ưa thích sử dụng hệ thống layout này. Ngoài ra, hệ thống lưới còn giúp tối ưu quá trình thiết kế website. Ví dụ như khi thiết kế nhiều tấm Poster chung cho một sự kiện; hệ thống lưới có thể giúp sắp xếp các yếu tố ngày tháng, thời gian, hình ảnh, màu sắc,… Từ đó, tạo ra sự nhất quán trong các Poster và tiết kiệm được nhiều thời gian để chỉnh sửa sau này.
Quy tắc nhấn mạnh và tỷ lệ
Mắt của người xem thông thường cần các khoảng trống để nghỉ ngơi; hoặc điểm nào đó nổi bật để tập trung. Nếu không họ sẽ chỉ nhìn thoáng qua thiết kế của bạn và bỏ đi. Để truyền tải thông điệp tới người xem rằng đâu là điểm chính mà họ cần phải tập trung. Cần sử dụng hệ thống layout có yếu tố chính phụ và cân bằng này. Cần phải xác định rõ điểm chính trong thiết kế và điều hướng mắt của người xem dựa trên cấu trúc của hệ thống layout trước khi thiết kế.
Quy tắc về sự cân bằng
Mọi thứ trên đời đều trở nên hoàn hảo hơn khi có sự cân bằng. Và trong thiết kế cũng không ngoại lệ. Các nhà thiết kế luôn phải thay đổi các yếu tố khác nhau trong sản phẩm của mình để hướng tới sự cân bằng và hài hòa. Ngoài ra, khoảng trắng (white-space) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Giúp cho các chi tiết khác có khoảng trống để thở, và tạo sự cân bằng cần thiết cho thiết kế.
Quy Tắc 1 Phần 3
Tương tự như trong nhiếp ảnh, quy tắc một phần ba cũng giúp bạn có một bố cục tuyệt vời trong thiết kế. Nó là một tiêu chuẩn cơ bản giúp cho sản phẩm của bạn có được sự hiệu quả. Chia thiết kế thành 3 cột và 3 hàng. Tại các điểm giao nhau của các hàng và cột này, bạn nên đặt các chủ thể chính cũng như các yếu tố hỗ trợ khác. Quy tắc 1 phần 3 là lựa chọn tuyệt với nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc tạo ra sự cân bằng trong bố cục thiết kế.
Quy tắc số lẻ
Hệ thống layout có các yếu tố là số lẻ (khoảng 3 vật thể) thường sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. 2 vật thể phía ngoài tạo ra sự cân bằng cho điểm tập trung ở giữa, tạo ra sự đơn giản và tự nhiên cho thiết kế. Quy tắc “số lẻ” này được sử dụng phổ biến trong thiết kế logo.
Cách dàn trang và sắp xếp bố cục trong thiết kế
Việc dàn trang và sắp xếp bố cục trong thiết kế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sức sáng tạo của các designer. Tuy nhiên, có một quy tắc cơ bản về thiết kế có thể được áp dụng để tạo ra những layout chất lượng.
Hiệu ứng lân cận
Hiệu ứng lân cận là việc sử dụng không gian thị giác tạo ra mối liên hệ giữa các thành phần trên website. Hiểu một cách đơn giản là các yếu tố có liên quan đến nhau sẽ được đặt gần nhau, tạo thành một nhóm. Ví dụ như các hình ảnh minh họa sẽ được đặt gần tiêu đề bài viết, những biểu tượng kết nối mạng xã hội sẽ được đặt thành một hàng ở góc trên cùng,… Trong khi đó, những nhóm không liên quân sẽ được đặt ở một vị trí xa hơn để tạo nên khoảng cách trực quan. Người truy cập chỉ cần lướt qua cũng có thể nắm bắt được cơ bản các thành phần xuất hiện trong trang.
Không gian trắng
Không gian trắng hay khoảng trống là những diện tích mà người thiết kế cố tính để trống trong khi sắp xếp vị trí các thành phần của một giao diện website. Khoảng trống này bao gồm cả phần không gian giữa các phần nội dung và phần lề. Ngoài công dụng tách biệt rõ từng phần nội dung khác nhau, không gian trắng còn là những điểm nghỉ cho mắt. Nhờ đó, người dùng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi phải xem liên tục quá nhiều thông tin và hình ảnh, đồng thời cũng khiến phần nội dung trở nên thu hút và bắt mắt hơn.
Căn chỉnh
Các yếu tố đồng cấp sẽ cần được căn chỉnh chính xác, cân bằng nhằm tạo ra sự gọn gàng, nhất quán cho nội dung. Ví dụ như khi căn chỉnh ba hình ảnh được đặt ngang hàng, bạn cần điều chỉnh để chúng có kích thước bằng nhau, hiển thị trên cùng một đường thẳng và khoảng cách giữa các hình tương đương nhau. Thông thường, bạn có thể thực hiện căn chỉnh thông qua hệ thống lưới (Grid-based layout) rất phổ biến trong thiết kế.
Tương phản
Nguyên tắc tương phản sẽ giúp bạn tạo nên điểm nhấn, sự khác biệt cho một yếu tố so với những yếu tố khác trên trang web. Sự tương phản này có thể nằm ở sự khác biệt trong diện tích hiển thị, sự đối lập trong thiết kế màu sắc hoặc sử dụng hình ảnh động trong nền tĩnh. Một lưu ý nho nhỏ là bạn chỉ nên tạo ra sự tương phản ở một vài chi tiết thực sự đặc biệt và quan trọng. Quá nhiều chi tiết tương phản không những làm mất đi hiệu quả mà còn khiến thiết kế giao diện của bạn trở nên rối mắt, khó theo dõi.
Phân cấp
Phân cấp cũng là một kỹ thuật trực quan, giúp người dùng ngay lập tức xác định được những phần quan trọng, những nội dung chính nhất nên được quan tâm. Những thành phần ở phân cấp càng thấp thông thường sẽ có diện tích hiển thị càng ít và màu sắc kém phần bắt mắt.
Sự lặp lại
Trong các thiết kế vẫn cần có yếu tố tương đồng, nhất quán. Điều này cũng có nghĩa là bạn nên lặp lại layout ở những vị trí hợp lý, có nét tương đồng với nhau. Sự lặp lại sẽ khiến người dùng dễ theo dõi và cảm thấy tập trung hơn vào thành phần chính thay vì quan sát sự khác biệt ở từng trang. Mặc dù vai trò và nhiệm vụ của layout trong thiết kế thường ít được bàn tới nhưng chắc chắn nó là một trong các yếu tố căn bản nhất mà bạn luôn cần đến khi nói về thiết kế, nhất là thiết kế layout cho website.
- 0 Bình luận
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *