Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn theo đối thủ
Bùi Tấn Lực
- 20917
- 17/10/2020
Nguy cơ tiềm ẩn khi ăn theo đối thủ
Mỗi một sự đột phá đều cần phải trải qua quá trình thử nghiệm trước khi đựơc áp dụng trong thực tế. Vấn đề là quá trình thử nghiệm ấy có thể diễn ra trong thời gian rất dài trong khi môi trường cạnh tranh khốc liệt vẫn đang thay đổi từng giây từng phút. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải phân chia thời gian cho rất nhiều mối quan tâm khác như cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, dập tắt rủi ro, khủng hoảng, duy trì sự nhất quán trong nội bộ thông qua các cuộc họp… Vì những lý do đó doanh nghiệp hiển nhiên sẽ lựa chọn một phương án ít tiêu tốn thời gian là bắt chước những gì đối thủ cạnh tranh đã làm thành công.
Mục Lục
Có lẽ việc áp dụng những gì đối thủ cạnh tranh làm sẽ giúp doanh nghiệp bạn giải quyết khó khăn tức thời nhưng nếu bạn chỉ đơn thuần “ăn theo” đối thủ thì bạn sẽ gặp phải rất nhiều nguy cơ tiềm tàng. Đối thủ của bạn để có được những cải tiến cũng phải trải qua một thời gian dài nghiên cứu về mọi mặt: phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, năng lực của công ty… Đặc biệt, những thay đổi đó chỉ thích hợp trong một khoảng thời gian chứ không thể áp dụng mãi mãi. Dù họ có là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn, bạn và họ vẫn rất khác biệt. Sự thật là họ không thể thấu hiểu khách hàng của bạn nhiều bằng bạn. Bạn tiêm nhiễm vào đầu mình những chiến lựơc của đối thủ thì một ngày nào đó vô tình bạn bắt đầu suy nghĩ như họ và quên mất vấn đề thật sự của chính mình.
Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Khái niệm phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những người (cá nhân, doanh nghiệp) cùng kinh doanh về các mảng giống bạn, cùng có đối tượng khách hàng, giá tương đồng và có sức cạnh tranh trong cùng thị trường với bạn. Ví dụ như bạn kinh doanh về mảng thiết bị gia dụng thì đối thủ cạnh tranh của bạn cũng là những người làm về mảng này, có cùng các sản phẩm như bạn..
Phân tích đối thủ cạnh tranh có nghĩa là phân tích những điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh để từ đó có những chiến lược trong việc cạnh tranh kinh doanh với đối thủ nhằm thúc đẩy kinh doanh của mình phát triển hơn, tốt hơn đối thủ.
Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
Trong kinh doanh không chỉ có quan tâm đến việc phân tích các đối thủ cạnh tranh mà còn phải quan tâm đến phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nữa nhé. Đó là những đối thủ có khả năng xuất hiện hoặc là những người mới thì họ sẽ có những phương thức kinh doanh mới nên bạn cần phải quan tâm.
Phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing online
Hiện nay, việc kinh doanh online đang rất sôi động nên đòi hỏi những người kinh doanh phải luôn nhanh nhạy, sáng tạo và linh hoạt. Do đó, việc đánh giá, phân tích đối thủ cạnh tranh của mình là vô cùng quan trọng, có như vậy thì bạn mới có thể kinh doanh thành công trên thị trường online đầy khốc liệt này. Trong marketing online thì đối thủ cạnh tranh chính là những cá nhân, doanh nghiệp cùng bán các mặt hàng trên mạng. Khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này thì dựa theo các chỉ tiêu sau:
Website của đối thủ
Bởi kinh doanh trực tuyến nên phân tích website là rất quan trọng vì mọi hoạt động của đối thủ đều thể hiện thông qua trang bán hàng của họ. Bạn cần phân tích tính chuyên nghiệp từ hình thức đến nội dung của website đối thủ.
Thương hiệu
Phân tích xem độ phổ biến thương hiệu doanh nghiệp của đối thủ, xem Slogan của đối thủ có dễ nhớ, ấn tượng sâu với khách hàng hay không
Seo web của đối thủ ra sao
Xem nó nằm ở vị trí bao nhiêu, có nằm trong top tìm kiếm không?
Số người truy cập web của đối thủ
Số người truy cập website của đối thủ ra sao? có nhiều người không? xem lượng người dùng quay trở lại website cũng như khách hàng mới đến website của đối thủ là bao nhiêu.
Các chỉ số trong web
Các chỉ số seo onpage của website đối thủ, sản phẩm, bài viết hỗ trợ như thế nào.
Phải công nhận tìm hiểu về chiến lược của đối thủ cạnh tranh là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn tìm hiểu là để tìm ra sơ hở, sai sót của họ và đánh thẳng vào điểm yếu đó cũng như rút kinh nghiệm để không mắc sai lầm tương tự chứ không phải để trở thành một thương hiệu “ăn theo”. Khách hàng mới chính là người quyết định sự sống còn thương hiệu doanh nghiệp bạn cho nên hãy phớt lờ đối thủ cạnh tranh khi cần tìm nguồn cảm hứng thay đổi. Những gì bạn cần làm là nghĩ thật nhiều về những gì khách hàng của bạn mong muốn, đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm câu trả lời hợp lý nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo có chọn lọc ý tưởng từ những thương hiệu nổi bật, dám thay đổi và không ngại phá vỡ mọi rào cản truyền thống. Đừng e ngại nếu như mình quá khác biệt, sẽ có cơ hội lớn cho những người can đảm và có tầm nhìn xa trông rộng.
- 2 Bình luận

Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *