Mục Lục [Ẩn]
Tên miền là một địa chỉ Internet. Những người không thể trả lời câu hỏi chính xác ” Tên miền là gì?” thì chắc vẫn có thể hình dung được địa chỉ trang web hay địa chỉ mail là gì. Trên thực tế, ý nghĩa tên miền cũng được bao hàm trong những địa chỉ website hay địa chỉ email đó. Tên miền là một chuỗi các ký tự được thiết lập theo quy tắc nhất định, và được sử dụng để xác định máy tính trên mạng Internet. Địa chỉ IP là để xác định máy tính trên mạng Internet, nhờ vào việc kết hợp với địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng có thể truy cập vào một máy tính xác định mà không cần nhớ rõ địa chỉ IP. Tên miền thường được ví như là” Địa chỉ Internet” nhưng chính xác hơn thì nó chính là “Cái giúp chúng ta thấy rõ địa chỉ Internet hơn”. Bạn có thể chọn một chuỗi các ký tự làm tên miền nhưng về cơ bản nó dựa trên nguyên tắc ai nhanh hơn thì sẽ chiến thắng. Ngày nay, rất nhiều các công ty sử dụng các tên miền đặc biệt khi họ muốn giới thiệu một sản phẩm mới.
Subdomain hay các chuyên gia còn gọi là tên miền phụ (domain phụ). Đây là một phần được tách ra từ Domain. Subdomain hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính. Và nó tách biệt hoàn toàn như 1 website khác (nên về mặt SEO, nó không hưởng bất kỳ backlinks nào từ domain chính) Để dễ hiểu, ta ví dụ một website có tên miền chính (Domain) là: abc.com. Khi đó, bạn muốn tạo một trang web mới để review các sản phẩm của công ty, bạn có thể đăng ký một subdomain dưới dạng: review.abc.com. Chúng không phải module, nếu là module sẽ có tên miền truy cập là: abc.com/review.
Ví dụ cụ thể từ Web Mới với tên miền chính là:webmoi.vn, sau đó chúng tôi muốn mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bán tên miền, bán hosting nên tạo thêm 1 subdomain như sau: domain.webmoi.vn.
Bằng cách sử dụng tên Subdomain, bạn tạo ra một trang web hoàn toàn riêng biệt, hoạt động độc lập mà không cần mất phí đăng ký tên miền mới hay gặp các rắc rối như việc xử lý chuyển hướng tên miền.
Do vậy, thay vì phải tạo thêm một Module hoạt động dưới sự kiểm soát của website chính thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng subdomain để tự do tạo các trang web mới, trong khi vẫn giữ được tên miền chính. Các subdomain này thường được dùng để tạo các website nhất định như: thương mại điển tử, blog, kênh review…
Domain: Là tên miền chính của một website hoạt động trên Internet. Domain đóng vai trò như một địa chỉ vật lý, hỗ trợ người dùng tạo và chạy nhiều website trên cùng một Hosting. Nói chung, để phân biệt giữa các website với nhau người ta sẽ phải đăng ký tên miền (Domain). Subdomain: Là tên miền phụ được tạo ra từ tên miền chính, nó có các chức năng và hoạt động như một tên miền chính. Nhận dạng nó qua đặc điểm là tiền tố đứng trước tên miền chính. VD: Domain là “bkns.vn” thì Subdomain có thể là “forum.bkns.vn”
Subdomain là tên miền phụ rất dễ tạo lập chỉ cần dựa trên tên miền chính. Nó mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm và lợi ích thiết thực nhất. Khi sử dụng tên miền thì sẽ mang đến cho người dùng những lợi ích sau: - Tiết kiệm chi phí khi bạn có thể tạo một trang web với tên miền phụ theo mong muốn mà không cần mua nhiều tên miền chính - Tên miền phụ này được tạo lập không giới hạn dành cho người dùng - Mỗi tên miền phụ được tạo lập thì đều có thể hoạt động như một tên miền thông thường. - Tên miền phụ sẽ không thể sử dụng được nếu tên miền chính của bạn gặp phải các vấn đề như: hết hạn tên miền, hủy tên miền, tên miền chính bị khóa. - Có thể tạo ra bản ghi " * " để mặc định nhận tất cả tên miền phụ về cùng một địa chỉ IP.
Sự ra đời của subdomain là chìa khóa vô cùng hữu ích cho các nhu cầu của doanh nghiệp nói chung và quản trị viên nói riêng. Nếu không có subdomain, ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các mục đích sau:
Như đã trình bày, mục đích chính của subdomain xuất hiện chính là để tạo ra một website mới mà vẫn sử dụng Domain chính. Bạn sẽ không mất thêm bất kỳ chi phí nào để đăng ký một tên miền mới, trong khi, website được tạo ra từ subdomain lại có thể hoạt động như website chính. Subdomain đăc biệt hữu ích khi doanh nghiệp của bạn muốn tạo ra một nơi chứa đầy đủ thông tin để phục vụ cho một nhóm khách hàng riêng, với ngôn ngữ và content phù hợp. Chẳng hạn như công ty bạn muốn tạo ra một số website riêng bán nhóm đồ trẻ em, một website riêng bán đồ bà bầu vì chúng có quá nhiều sản phẩm trên một website, khiến khách hàng có lòng có thể xem hết. Viêc này thật đơn giản với subdomain. Dĩ nhiên, các hình ảnh, ngôn ngữ của website cũng được chi tiết hóa đến với khách hàng.
Dùng subdomain để chia các Module vốn dĩ ở website chính ra các trang web độc lập không phải là hiếm thấy. Với một doanh nghiệp đa ngành nghề thì việc tách chúng ra có lợi cho việc phát triển quy mô. Chẳng hạn công ty bạn kinh doanh nhiều mặt hàng như giày dép, đồng hồ, túi xách, nước hoa, ví tiền…. Bạn muốn phát triển kênh blog cho từng nhóm sản phẩm nhưng lại rất khó để phân chia chúng chỉ trong một module. Do đó, bạn có thể tách riêng chúng ra một website khác sử dụng subdomain. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì một trang web đa năng.
Sử dụng subdomain để dành riêng cho giao diện mobile tuy không mới lạ nhưng giờ đây không còn sử dụng phổ biến. Bởi, các website hiện nay đều được thiết kế chuẩn Responsive, chuẩn di động. Bởi vậy, tạo subdomain thiết kế website cho thiết bị di động thường được sử dụng cho các trang web chưa chuẩn di động. Khi người dùng truy cập vào website, trang web sẽ xác định kích thước của thiết bị và cung cấp bố cục phù hợp với kích thước đó. Ví dụ người dùng truy cập vào trang web bằng PC sẽ trả về địa chỉ abc.com nhưng điện thoại truy cập cùng địa chỉ đó sẽ dẫn đến subdomain với tên miền x.abc.com.
Subdomain là một công cụ miễn phí. Bạn có thể tạo ra nhiều website mới dưới dạng subdomain mà không cần phải đăng ký tên miền cho chúng. Hình thức này rất tiết kiệm lại mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa, bạn có thể sử dụng trực tiếp các thiết kế của trang web do subdomain quản lý giống với các thiết kế của website chính mà không lo chúng trùng lặp do có tính nhất thống. Điều này giúp cho bạn tiết kiệm được một khoản để chi cho bên thiết kế website.
Tên miền phụ được tạo miễn phí Có thể hoạt động giống Root Domain Nếu Root Domain gặp vấn đề (bị khóa tên miền chính, tên miền bị hết hạn, hủy tên miền) thì tên miền phụ cũng không thể hoạt động được Tạo bản ghi “*” để mặc định Subdomain về cùng một IP
Tên miền phụ rất hữu ích đối với website. Cụ thể, nó giúp gia tăng tần suất xuất hiện từ khóa. Vì vậy, doanh nghiệp sử dụng nó sẽ có cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Nếu đang tập trung vào việc phát triển SEO thì việc sử dụng Subdomain sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự chú ý. Tuy nhiên, bạn cần có kế hoạch SEO phù hợp nếu không sẽ xảy ra tình trạng cạnh tranh giữa các tên miền phụ hoặc tên miền phụ cạnh tranh với Domain. Giải pháp ngày thực sự tốt cho SEO nếu như bạn có kế hoạch sử dụng nó một cách hợp lý.