Mục Lục [Ẩn]
Thu thập thông tin: Bạn cần phải xác định mục đích của trang web này là gì, nó dùng để quảng cáo sản phẩm, liên lạc với khách hàng hay cả hai mục đích trên. Bạn cũng cần đặt ra mục tiêu doanh nghiệp hướng đến, xác định rõ nhóm đối tượng mà có thể ghé thăm trang web của bạn để có thể đưa ra những thông tin, những hình ảnh phù hợp thu hút nhóm khách hàng đó. Và đặc biệt, nội dung bạn dự định đưa lên: đó là giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin hay dịch vụ đặt hàng trực tuyến…
Lập kế hoạch: Từ những thông tin có được sau khi thực hiện thu thập thông tin, một sơ đồ trang web sẽ vô cùng cần thiết, nêu bật được những lĩnh vực chủ yếu mà doanh nghiệp hướng đến, bên cạnh đó là những chủ đề phụ, tính năng của website. Hơn nữa, một bản kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm những yếu tố hình thức bạn sẽ áp dụng, bao gồm cả công nghệ, hình thức tương tác, thương mại điện tử…
Thiết kế trang web: Sau cả hai quá trình chuẩn bị trên, nhiệm vụ hiện tại bây giờ là phác thảo ý tưởng demo giao diện phù hợp cho việc thiết kế website doanh nghiệp của bạn. Đối tượng trang web hướng đến được xem là yếu tố vô cùng quan trọng. Việc nắm bắt rõ ràng tâm lý của đối tượng ghé thăm sẽ mang lại hiệu quả hơn hẳn khi thiết kế logo hoặc việc sử dụng các màu sắc phù hợp với lứa tuổi. Trong giai đoạn này, việc liên lạc giữa doanh nghiệp và nhà thiết kế là vô cùng quan trọng, điều này có thể tạo cơ hội cho bạn thảo luận quan điểm của mình về mặt bằng chung của trang web để tìm ra một phương hướng chính xác nhất. Có giao diện hợp lý, việc lập trình các tính năng cho website sẽ cực kỳ đơn giản đối với coder.
Trước khi bắt tay vào việc xây dựng website cho doanh nghiệp, bạn chắc chắn phải biết mục đích cuối cùng mà bạn muốn xây dựng website là gì? Website của bạn hướng đến điều gì? Những câu hỏi này không chỉ giúp cho các công ty thiết kế website biết được bố cục, layout hợp lý mà con giúp bạn xây dựng được chiến lược , hướng đi đúng đắn cho website sau này.
Về cơ bản, mỗi website doanh nghiệp được xây dựng với 2 mục đích chính đó là website bán hàng và website nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Nếu các website bán hàng cần sự tập trung vào sản phẩm, các tính năng nhằm phục vụ cho việc bán hàng thì website giới thiệu doanh nghiệp cần cung cấp thông tin, có thể là thông tin về đối tác, những giá trị mà công ty mang lại và tầm nhìn chiến lược
Thương hiệu là yếu tố quan trọng để khách hàng dành niềm tin, sự tin tưởng cho doanh nghiệp. Vì vậy khi thiết kế cần phải tập trung vào việc xây dựng:
Tên miền: tên miền nên trùng với tên thương hiệu hay phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Logo, slogan: phải được làm nổi bật. Thông thường logo và slogan nên đặt ở vị trí góc trái phía trên website.Ngoài ra các slide show cũng phải liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
Màu sắc, đường nét: cần phải tương thích với màu sắc chủ đạo của doanh nghiệp và hài hòa trên tổng thể thiết kế website.
Bên cạnh việc gây ấn tượng hay thu hút khách hàng, mỗi thiết kế website doanh nghiệp cần phải xây dựng niềm tin về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ đang cung cấp. Vì vậy, một website luôn luôn phải có đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp như địa chỉ, số liên lạc, email… Hơn thế nữa những sản phẩm, dịch vụ cũng cần phải có chi tiết, chính xác các thông tin mô tả. Yếu tố này sẽ giúp bạn cạnh tranh với các đối thủ của mình.
UX được hiểu là trải nghiệm người dùng và UI là giao diện người dùng. Đích đến cuối cùng của mỗi website doanh nghiệp là khách hàng, vì thế bạn nên kết hợp 2 yếu tố này khi thiết kế website. Hãy cho khách hàng của bạn thấy một thiết kế website với nhiều tính năng hấp dẫn cũng như thiết kế giao diện website đẹp, bắt mắt.
Hãy xây dựng cho doanh nghiệp mình một thiết kế website chuẩn SEO. Với những website chuẩn SEO sẽ giúp website tối ưu hóa trên các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc Cốc, Bing… Một số yếu tố cần phải được tối ưu như Meta Title, Meta Description, URL… Thông qua các bộ máy tìm kiếm như vậy sẽ thúc đẩy hoạt động bán hàng tốt hơn