Công ty thiết kế website chuẩn SEO Web Mới
Tìm kiếm
Công ty thiết kế website chuẩn SEO Web Mới
Những điều cần biết khi tiêm vaccine covid-19, Tìm hiểu rõ ràng trước khi tiêm và sau khi tiêm để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình người thân của bạn

Những điều cần biết khi tiêm vaccine covid-19

Những điều cần biết khi tiêm vaccine covid-19

Những điều cần biết khi tiêm vaccine covid-19

Kinh nghiệm cho những ai vừa tiêm và chưa tiêm(đọc Tham khảo và trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm):

- Chuẩn bị trước khi tiêm cách 1 tháng

Cần tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh từ 95% trở lên

Ăn thức ăn chứa canxi

Ăn thức ăn chứa vitamin C

Ăn Khoai Mở

Tránh lạm dụng tình dục

- Trước tiêm: ĂN NO (điều rất quan trọng)

sau tiêm khoảng 1 tiếng,chưa sốt,hơi đau vết tiêm mình uống luôn một viên giảm đau hạ sốt,đun một bình nước nóng để sẵn uống khi bị sốt,uống nhiều nước.Lúc sốt uống thuốc hạ sốt của trẻ con( loại gói sủi vị cam 250) cách 3h thấy sốt lại uống ,kết hợp uống nước điện giải (loại cam)

Đau cơ thì cố gắng khi đỡ đau (sau khi uống thuốc gđ) thì dậy đi lại một lúc,đừng nằm nhiều,càng nằm đầu càng nặng.Đỡ lúc nào ăn lúc đó,ko ăn nhiều một lần vì sẽ bị nôn,( LUÔN NHỚ KO ĐƯỢC ĂN TRỨNG) cũng nhớ chuẩn bị Thêm 3 nắm lá tía tô ăn( uống) trong 3 ngày liền (ăn đc trước tiêm thì càng tốt), Lá tía tô là được nhân gian truyền miệng chứ các bác sỉ chưa xác thực.

Có thể sẽ cảm thấy tức ngực,khó thở, vậy mình nên ngồi chứ ko nằm nhiều.chỉ sốt cao tầm 1 ngày, đến ngày thứ 3 rất nhẹ đầu rồi ....

Trong Quyết định 3588 về việc Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế lưu ý người được tiêm vaccine 5 điểm:

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng. Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine. Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm. Bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống nước từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A. Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi. Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh, người dân cần đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu: - Sốt <38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước; không để nhiễm lạnh; đo lại nhiệt độ sau 30 phút. - Sốt >38,5 độ C: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng, người dân cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Khuyên các bạn, nếu cảm thấy cơ thể hôm đó yếu, mệt mỏi hoặc đang bị nhịn đói mấy ngày....thì các bạn có thể dời lịch tiêm sang hôm khác nhé......và cũng đừng quá lo lắng !

 

Mục Lục [Ẩn]


COVID-19 là gì?

COVID-19 là dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại với tốc độ lây lan chưa từng có, gây ra do chủng virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Ngày 11/03/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố sự bùng phát dịch viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Trong hơn 1 năm qua, không thể phủ nhận những nỗ lực rất lớn của toàn cầu trong việc đối phó với đại dịch COVID-19. Bên cạnh những biện pháp phòng dịch, nhiều nước quốc gia có nền y học hiện đại đã không ngừng chạy đua với thời gian để giải mã thành công bộ gen virus SARS-CoV-2 chủng mới, từ đó đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19. Cho đến nay, 1.8 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm ở ít nhất 190 quốc gia trên thế giới, nhiều loại vaccine đã cho thấy hiệu quả cao, mở ra hy vọng đại dịch sẽ sớm kết thúc trên toàn cầu như vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ-Đức), AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ), Johnson & Johnson (Mỹ),…

Vaccine COVID-19 có ở Việt Nam chưa?

Việt Nam hiện đã có vaccine COVID-19 của AstraZeneca (Vương quốc Anh). Ngày 01/02/2021, Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt có điều kiện COVID-19 Vaccine AstraZeneca cho nhu cầu cấp bách trong giai đoạn phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Ngày 24/02/2021, lô COVID-19 Vaccine AstraZeneca đầu tiên trong hợp đồng gồm 117.600 liều đã về Việt Nam. Trước bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, mặc dù chưa có bất cứ văn bản chính thức nào, VNVC đã lập tức chuyển giao cho Bộ Y tế để kịp thời triển khai tiêm chủng cho cán bộ tuyến đầu chống dịch ở 19 tỉnh thành trên cả nước. Tối 25/05/2021, lô vắc xin thứ 2 gồm 287.600 liều COVID-19 Vaccine AstraZeneca thuộc hợp đồng 30 triệu liều giữa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC và AstraZeneca cũng đã đến Việt Nam, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng vắc xin của người dân rất lớn trong bối cảnh dịch bùng phát diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nhiều thách thức với đa nguồn lây, đa biến chủng và nhiều ổ dịch. Với tinh thần tuân thủ quyết định của Chính phủ, đồng hành với công tác chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, VNVC tiếp tục chuyển giao lô vắc xin ngừa COVID-19 thứ 2 cho Bộ Y tế theo nguyên tắc phi lợi nhuận, với giá vắc xin bằng đúng giá VNVC mua của AstraZeneca, toàn bộ chi phí rủi ro, vận chuyển, bảo quản vắc xin… sẽ do Hệ thống tiêm chủng VNVC tự chi trả. COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được chứng minh hiệu quả miễn dịch cao, cho hiệu lực bảo vệ lên đến 89%.

Danh sách các câu hỏi trước khi tiêm Vaccine COVID-19 thường gặp

1. Tiêm vaccine COVID-19 rồi có bị mắc COVID-19 không?

CÓ THỂ. Không một loại vắc xin nào có hiệu quả phòng bệnh 100%, COVID-19 Vaccine AstraZeneca cũng tương tự. Vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford được chứng minh tạo hiệu quả bảo vệ lên đến 89%, số còn lại tiêm xong vẫn có thể nhiễm bệnh, mặc dù vậy bệnh sẽ nhẹ đi rất nhiều, tỷ lệ nằm viện hoặc biến chứng nặng là không xảy ra. Theo nghiên cứu, ba tuần sau liều đầu tiên của vắc xin, 7 trong số 10 người được bảo vệ ở một mức độ nhất định, 4-12 tuần sau cần tiêm liều thứ hai và phải tiếp tục tuân thủ các quy tắc địa phương, thực hiện thông điệp 5K, đeo khẩu trang, rửa tay và giãn cách xã hội.

2. Tiêm vaccine virus Corona có gây vô sinh không?

KHÔNG. Hiện không có bằng chứng hay dữ liệu nào chứng minh tiêm vaccine virus Corona có thể gây vô sinh. Các nhà nghiên cứu cho biết, không có loại vắc xin COVID-19 nào được cấp phép sử dụng có bất kỳ tác động đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo đã được lên kế hoạch và thông tin liên quan sẽ được cung cấp cho các bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc y tế.

3. Tôi có nên đi tiêm vắc xin COVID-19 khi đã mắc COVID-19 và khỏi bệnh?

CÓ. Theo khuyến cáo, rất cần tiêm vắc xin COVID-19 bất kể bạn đã mắc COVID-19 hay chưa. Ngay khi đã phục hồi sau khi nhiễm SARS-CoV-2, bạn vẫn có nguy cơ (mặc dù hiếm gặp) bị tái nhiễm COVID-19. Tiêm chủng là phương pháp an toàn, đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả nhất bảo vệ cơ thể khỏi virus toàn cầu. Nếu đã được điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh, nên đợi 90 ngày trước khi tiêm vắc xin COVID-19. Hãy nêu rõ tình trạng của bản thân với bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác nhất.

4. Vắc xin COVID-19 có hiệu quả với các biến thể mới không?

CÓ. Dịch COVID-19 tại Việt Nam có đang những diễn biến phức tạp, khó lường với đa nguồn lây, đa biến chủng, đa ổ dịch lây lan nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước. Xây dựng miễn dịch cộng đồng nhờ vắc xin COVID-19 được xem là một công cụ an toàn giúp chấm dứt đại dịch, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Các dữ liệu hiện tại cho thấy, vắc xin ngừa COVID-19 có hiệu quả trong việc chống lại hầu hết các biến thể mới. Với 2 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 là Ấn Độ (B.1.617.2) và Anh (B.1.17), vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể tạo ra hiệu quả bảo vệ tương tự như chủng ban đầu.

5. Các phản ứng sau khi tiêm?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định vắc xin COVID-19 an toàn và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công, biến chứng và tử vong do virus SARS-CoV-2. Sau khi chủng ngừa, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ, đó là những dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đang được bảo vệ. Điều này có nghĩa là vắc xin đang hoạt động và hệ thống miễn dịch của bạn đang đáp ứng một cách bình thường. Giống như bất cứ loại vắc xin nào, vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra những phản ứng từ nhẹ đến trung bình như: sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, nhịp tim nhanh… Các triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi tiêm, tự biến mất sau vài ngày và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Cần nhấn mạnh rằng, phản ứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 là cực kỳ hiếm gặp, trong khi đó lợi ích do chủng ngừa mang lại lớn hơn rất nhiều lần. Khi gặp các phản ứng phản vệ như: sốt cao, co giật, nhiễm khuẩn huyết, áp xe, phản ứng phản vệ, huyết khối,… người được chủng ngừa cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu bạn không gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine Covid-19 thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Hiểu cách khác, mỗi người sẽ gặp phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin. Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị những câu hỏi trước khi tiêm vaccine COVID-19 thường gặp liên quan đến các phản ứng sau tiêm để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

6. Cho con đi tiêm có an toàn không?

CÓ. Vắc xin COVID-19 đã được chứng minh an toàn và hiệu quả vượt mức kỳ vọng của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Sau khi được chủng ngừa, con bạn có thể gặp các phản ứng phụ thông thường và tự biến mất sau vài ngày. COVID-19 Vaccine AstraZeneca được chỉ định dành cho người từ 18 tuổi trở lên, không tiêm cho người nhỏ tuổi hơn. Do vậy, nếu con bạn hiện đã đủ điều kiện chủng ngừa thì nên tiến hành tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Đối với trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi, các nhà khoa học trên thế giới đưa ra khuyến nghị chưa/không nên tiêm vắc xin COVID-19 vì các nguyên nhân sau: Vắc xin chưa đủ thời gian thử nghiệm để xác định tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ở trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi. Trẻ em mắc COVID-19 thường không có triệu chứng hoặc nhẹ hơn người lớn. Trẻ em có tỷ lệ mắc COVID-19 và tử vong thấp.

7. Đang mang thai, có được đi tiêm không?

Vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca được khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ mang thai và cho con bú, hiện tại có rất ít số liệu đánh giá tính an toàn của vắc xin trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị biến chứng cao hơn khi mắc COVID-19. Ở một khía cạnh khác, phụ nữ mang thai vẫn có thể được tiêm phòng vắc xin nếu lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn do vắc xin. Vì lý do này, phụ nữ đang mang thai có yếu tố nguy cơ cao lây nhiễm với virus SARS-CoV-2 (chẳng hạn cán bộ y tế) có thể được xem xét tiêm vắc xin sau khi được sự tư vấn chuyên môn của bác sĩ.

8. Vaccine có hiệu quả trong bao lâu?

Vì vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca là vắc xin mới nên chưa có thời gian để xác nhận việc bảo vệ kéo dài trong bao lâu. Tuy nhiên, COVID-19 Vaccine AstraZeneca đã được cung cấp cho hàng ngàn người trong các thử nghiệm lâm sàng, tất cả đều được theo dõi cẩn thận trong 12 tháng. Theo khuyến cáo, vắc xin phòng COVID-19 của Astrazeneca được tiêm đủ 2 mũi. Nếu bạn quên tiêm mũi thứ hai theo lịch hẹn, hãy liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn. Việc tiêm mũi thứ hai Vắc xin COVID-19 Vaccine Astrazeneca rất quan trọng.

9. Nếu đã tiêm 2 mũi, thì có cần mang khẩu trang và tránh tiếp xúc với những người khác không?

CÓ. Bộ Y tế khuyến cáo, không phải tất cả mọi người đều cho đáp ứng miễn dịch khi chủng ngừa giống như nhau. Với hầu hết các vắc xin, tỷ lệ bảo vệ không bao giờ là tuyệt đối 100%, vaccine COVID-19 cũng tương tự. Do đó, vẫn có sự lây nhiễm đối với người đã tiêm đủ vắc xin phòng COVID-19 (không phổ biến). Cần lưu ý rằng, sau khi tiêm vắc xin, kể cả 1 mũi hay đủ 2 mũi, người được chủng ngừa vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm theo thông điệp 5K của Bộ Y tế bao gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế. Mỗi người cần phải kết hợp song song, hài hợp, hợp lý cả hai yếu tố vắc xin COVID-19 + 5K thì công tác phòng, chống dịch mới đạt hiệu quả cao, sớm đạt được mục đích xóa bỏ đại dịch. Đừng quên xem thêm bài viết nếu quên tiêm mũi Covid-19 thứ 2 sẽ xảy ra điều gì nhé!

10. Các thành phần có trong vaccine là gì?

Thành phần vắc xin COVID-19 của AstraZeneca bao gồm một hoạt chất và các tá dược, cho phép vắc xin được sử dụng dưới dạng tiêm. Vắc xin không sử dụng chất bảo quản và các thành phần tá dược có vai trò giữ ổn định vắc xin (ngăn không cho Vắc xin bị biến đổi). Tá dược trong vắc xin COVID-19 của AstraZeneca gồm: L-Histidine; L-Histidine hydrochloride monohydrate (cả hai axit amin); Magie clorua hexahydrat (hỗ trợ các hoạt động bên trong tế bào); Polysorbate 80 (một chất ổn định); Ethanol (rượu); Sucrose (đường); Natri clorua (muối); Isodium edetate dihydrate (EDTA, một chất liên kết); Nước để tiêm. Các thành phần của vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là để vắc xin không thể gây ra bệnh cảnh COVID-19 hay cảm lạnh.

11. Cần tiêm bao nhiêu liều?

Với các biến chủng virus SARS-CoV-2 nguy hiểm hiện nay, việc tiêm đầy đủ cả hai liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca là rất cần thiết để tránh virus xâm nhập vào cơ thể. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh, cần hoàn thành 2 mũi vắc xin để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất: Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm. Mũi 2: 4 – 12 tuần sau mũi đầu tiên.

12. Ai không nên tiêm vaccine?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi quốc gia cần chủng ngừa cho ít nhất 70% dân số mới đạt được miễn dịch cộng đồng. Giống với các loại dược phẩm khác, vaccine COVID-19 có thể gây một số tác dụng phụ và không phù hợp ở từng đối tượng nhất định. Tất cả những người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần hoạt chất hoặc tá dược nào liệt kê trong mục thành phần vắc xin đều KHÔNG ĐƯỢC tiêm vắc xin. Bên cạnh đó, cần thận trọng tiêm chủng với các đối tượng, như: Nếu bạn đã từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phản ứng phản vệ) sau khi tiêm vắc xin nào đó trước đây. Nếu hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu (suy giảm miễn dịch) hoặc bạn đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (như corticosteroid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc ung thư). Nếu bạn hiện đang bị nhiễm trùng nặng với thân nhiệt cao (trên 38°C/ 100.4°F). Nếu bạn có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu). Trong trường hợp nếu bạn không chắc chắn bất kỳ điều gì bên trên, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bạn được tiêm vắc xin.

13. Sau khi tiêm vaccine, có cần ăn kiêng hoặc hạn chế nhiều hoạt động?

Các chuyên gia cho biết, mặc dù không có tác động lớn nhưng một chế độ ăn uống và vận động đơn giản, hợp lý, khoa học trước và sau khi tiêm sẽ giúp phát huy tốt nhất tác dụng của vắc xin. Người được chủng ngừa vaccine cần tránh uống rượu trước và sau tiêm, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và nguyên hạt, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ và nên ăn trước khi tiêm chủng. Đặc biệt, có thể sinh hoạt bình thường sau tiêm chủng nếu sức khỏe cho phép.

Bên cạnh các câu hỏi trước khi tiêm vaccine Covid-19, cách phòng ngừa ra sao?

Để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng, ngoài việc tiêm chủng vắc xin, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm túc “Thông điệp 5K”. Đây được coi là giải pháp tối ưu để người dân phòng chống dịch COVID-19 an toàn hiệu quả, nhất là trong giai đoạn hiện nay: Khẩu trang: Đeo khẩu trang đúng cách tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; tại các cơ sở y tế, khu cách ly. Khử khuẩn: Rửa tay đúng cách theo bộ Y tế thường xuyên bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Giữ vệ sinh nhà cửa thông thoáng, khử khuẩn thường xuyên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, mặt bàn, ghế… Khoảng cách: Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác. Không tụ tập đông người. Khai báo y tế: chủ động thực hiện khai báo y tế theo khuyến cáo.

Ngoài ra, hãy chủ động bảo vệ cho bản thân, gia đình và xã hội bằng ý thức thực hiện các biện pháp dưới đây: Rửa tay đúng cách và thường bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). Luôn đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông và cơ sở y tế. Không đưa tay chạm lên mắt, mũi, miệng. Khi ho hoặc hắt hơi, chú ý che miệng bằng khăn giấy, khăn vải,… Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và có lối sống lành mạnh. Tích cực vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. Nếu có dấu hiệu sốt,  khó thở, mất khứu giác, ho, hắt hơi, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang, không tiếp xúc với người khác và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Tự cách ly, giãn cách xã hội chủ động theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. Thực hiện khai báo y tế nghiêm túc trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn và thường xuyên thông tin tình trạng sức khỏe của bản thân. Cài đặt ứng dụng Bluezone trên điện thoại để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19, giúp bảo vệ bản thân và gia đình: https://www.bluezone.gov.vn/.

Nguồn:  vnvc.vn

  • 0 Bình luận
CEO Bùi Tấn Lực
Bùi Tấn Lực
CEO Bùi Tấn Lực người sáng lập ra Web Mới, là một lập trình viên, người viết content, chuyên tư vấn các vấn đề về website và SEO website, quý khách hãy liên hệ để trao đổi thiết kế website
  • Zalo
Chia sẻ nội dung đánh giá của bạn về Những điều cần biết khi tiêm vaccine covid-19
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Đánh giá của bạn
Tên *
Email
Số điện thoại *
Bình luận, Hỏi đáp
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tỉnh thành
THEO MẪU HIỆN TẠI CỦA WEB MỚI
THEO MẪU CÓ SẴN TRÊN WEB MỚI
3.000.000 VNĐ
Free Hosting, Tên miền năm đầu
Phù hợp với
  • Website giới thiệu doanh nghiệp trung bình, nhỏ
  • Website bán hàng phổ thông
  • Giao diện theo mẫu tuyệt đẹp
  • Thời gian triển khai nhanh chóng, sử dụng dễ dàng
Đã bao gồm
  • Chuẩn SEO, tốc độ load trang siêu nhanh
  • Phiên bản di động hoàn hảo
THEO YÊU CẦU GÓI CƠ BẢN
THEO YÊU CẦU GÓI CƠ BẢN
5.500.000 VNĐ
Free Hosting, Tên miền năm đầu
Phù hợp với
  • Website giới thiệu doanh nghiệp, kinh doanh nhỏ.
  • Yêu cầu giao diện độc đáo và độc quyền.
  • Công nghệ hiện đại, smooth loading, tốc độ tải nhanh, hiệu quả trong kinh doanh.
Đã bao gồm
  • Chuẩn SEO, tốc độ load trang siêu nhanh
  • Phiên bản di động hoàn hảo
  • Support mãi mãi
CHUYÊN SÂU
CHUYÊN SÂU
15.000.000 VNĐ
Free Hosting, Tên miền năm đầu
Phù hợp với
  • Các website có lượt truy cấp lớn cần đạt tốc độ tối ưu dữ liệu cao.
  • Webservice, webApi, web tương tác với bên thứ 3
  • Các website tin tức, community với tốc độ load tối ưu
  • Thời gian triển khai nhanh chóng, sử dụng dễ dàng
Đã bao gồm
  • Chuyên gia tiếp cận và phân tích yêu cầu
  • Tư vấn, đệ trình giải pháp giải quyết yêu cầu
  • Tư vấn giải pháp phát triển website hậu xây dựng
ENTERPRISE
ENTERPRISE
LIÊN HỆ
Free Hosting, Tên miền năm đầu
Phù hợp với
  • Các website có công nghệ đặc biệt, mạng xã hội, xử lý ảnh/videos
  • Các startup sáng lập
  • Các website tài chính, đồng coin, Website Quản lý hệ thống
  • Website tích hợp công cụ quản lý kinh doanh
Đã bao gồm
  • Chuyên gia tiếp cận và phân tích yêu cầu
  • Tư vấn, đệ trình giải pháp giải quyết yêu cầu
  • Tư vấn giải pháp phát triển website hậu xây dựng
Báo giá nhanh
  • Cơ bản
  • Nâng cao
  • Chuyên nghiệp
  • Yêu cầu thêm(lẻ)
Giá tổng: 0 VNĐ
Nhập thông tin báo giá nhanh
captcha Reload
Các lý do nên thiết kế website tại WEB MỚI
  • Khai báo Analytics, Master tool, Sitemap, Bing, Yandex
  • Link website chuẩn seo, Tối ưu cấu trúc BreadcrumbList
  • Hướng dẫn viết Content chuẩn SEO, Tạo Mục Lục bài viết
  • Tối ưu hóa SEO, Js, Css, Img, Load Lazy nhẹ web
  • Hỗ trợ nhiệt tình, làm việc với kỹ thuật đầy kinh nghiệm
  • Code tay PHP theo yêu cầu, SEO tốt, google speed trên 80
Hơn 1000 khách hàng thân thiết tại Web Mới
Website khách hàng phát triển - Thì mình mới phát triển
Đối tác Nam Phát Bao Bì thiết kế website bên Web Mới Đối tác Đồng Truyền Thống thiết kế website bên Web Mới Đối tác Hội doanh nghiệp Tân Bình thiết kế website bên Web Mới Đối tác MC2 Group Audio, Thiết bị âm thanh thiết kế website bên Web Mới Đối tác HCV -  Chuyên Thiết bị Thông Minh thiết kế website bên Web Mới Đối tác Quang Đông Bàn ghế giả mây thiết kế website bên Web Mới
0398.259.259