Công ty thiết kế website chuẩn SEO Web Mới
Tìm kiếm
Công ty thiết kế website chuẩn SEO Web Mới

CDN là gì? Tìm hiểu về Content Delivery Network

CDN là gì? Đó là một mạng lưới máy chủ được phân tán ở nhiều vị trí trên toàn cầu làm nhiệm vụ lưu trữ bản sao của các nội dung trên website và phân phối nội dung trang web, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:

CDN là gì? Tìm hiểu về Content Delivery Network

CDN là gì? Tìm hiểu về Content Delivery Network

Mục Lục [Ẩn]


CDN là gì?

CDN (Content Delivery Network) là một mạng lưới máy chủ (PoP) được phân tán ở nhiều vị trí trên toàn cầu làm nhiệm vụ lưu trữ bản sao của các nội dung trên website và phân phối nội dung trang web cho người dùng truy cập website ở gần máy chủ nhất để cải thiện tốc độ trang web và đảm bảo chuyển dữ liệu đến người truy cập nhanh hơn.

<script src="https://cdn.jsdelivr.net/npm/bootstrap@5.3.3/dist/js/bootstrap.bundle.min.js"></script>

Nguyên tắc hoạt động của CDN

Người dùng truy cập internet vào công cụ tìm kiếm hay gõ địa chỉ trang web vào trình duyệt rồi chờ.

Sau đó, yêu cầu truy cập này được ghi nhận tại một vị trí bất kỳ. Từ server gốc truyền hàng tỉ bit thông tin sẽ được phân phối đến thiết bị truy cập (máy tính hoặc điện thoại) đã phát lệnh request.

Server gần nhất với thiết bị phát yêu cầu sẽ đảm nhiệm việc xử lý. Băng thông tải được cân bằng vì bằng cách lưu lại thông tin tạm thời ở vị trí bất kỳ trong hệ thống. Nhờ thế, tình trạng tải chậm được giảm, tránh trình duyệt bị treo hoặc dán đoạn dịch vụ.

Vì thế, yêu cầu của người dùng được xử lý nhanh hơn nếu họ ở gần nguồn phát nội dung.

Nguyên tắc hoạt động của CDN

Nguyên tắc hoạt động của CDN

Nội dung được phân phối của CDN

Bao gồm tất cả thông tin, dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh trên website, các file audio, video, hình động, infographic... là nội dung được đề cập ở đây và đa phần đều là các nội dung tĩnh, ít nội dung động:

+ Nội dung tĩnh: Không bị thay đổi hay điều chỉnh dưới tác động của người dùng bao gồm các nội dung cố định. Những nội dung này hoàn toàn giống nhau khi bạn truy cập vào trang từ bất kỳ thiết bị hay server nào.

+ Nội dung động: Dựa trên đối tượng sử dụng các thông tin sẽ được cá nhân hóa. Đó là các phần nội dung sẽ chịu ảnh hưởng bởi dữ liệu của người dùng.

Các phần thông tin, hình ảnh, mô tả sản phẩm, hướng dẫn mô hàng đều giống hệt nhau khi bạn truy cập vào một trang web thương mại điện tử và nội dung này đều là nội dung tĩnh. Phần được coi là nội dung động là mục đề xuất sản phẩm với từng khách hàng sẽ được thay đổi tùy theo dữ liệu về độ tuổi, khu vực, thói quen mua sắm...

CDN phù hợp với đối tượng nào?

Mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đều dùng được CDN. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng cần sử dụng CDN cho website.

CDN có thể sẽ đem lại hiệu quả cao nếu bạn biết cách áp dụng CDN vào website của mình. CDN cần được sử dụng khi:

Người dùng và Máy chủ có khoảng cách quá xa.

Website có số lượng truy cập lớn gây tốn nhiều băng thông.

Người truy cập từ nhiều quốc gia khác nhau vào website.

Website có sử dụng kỹ thuật Load Balancing FailOver.

Ưu điểm và Nhược điểm của CDN

Ưu điểm của CDN:

Giảm băng thông

Băng thông là vấn đề lớn nhất mà dịch vụ hosting thường đối mặt. Bằng cách chia nhỏ các điểm truy cập ra nên CDN đã xử lý lượng lớn băng thông. Giá thành cũng sẽ giảm đi vì chi phí chính cho băng thông đến điểm truy cập chính giảm xuống.

Caching, đặt data vào trong khu vực lưu trữ tạm ở các máy tính khác nhau hoặc trên các thiết bị khác nhau là các công cụ tối ưu hệ thống giúp làm được điều đó.

Tăng tốc lượt truy cập

Sẽ giúp website bạn truy cập nhanh hơn đối với các người dùng ở xa máy chủ của website vì tính chất các PoP CDN trải dài trên khắp các châu lục. Càng có lợi trong việc tăng tốc website toàn cầu khi CDN của bạn càng có nhiều PoP ở nhiều quốc gia khác nhau.

Cải thiện hoạt động phân phối nội dung

Sẽ dễ gây ra downtime khi website rơi vào tình trạng lượng traffic lớn, phần cứng không ổn định. Website của bạn sẽ ít gánh traffic hơn bằng cách phân tán nội dung trong hệ thống CDN.

Bảo mật

Bởi vì cơ sở hạ tầng cốt lõi CDN lúc này được bảo vệ bởi Firewall nên CDN hoàn toàn có khả năng ngăn chặn website của bạn khỏi các cuộc tấn công. Có khả năng làm giảm thiểu mọi cuộc tấn công DDoS vì hầu hết các CDN được xây dựng bằng kiến trúc phân tán. CDN sẽ góp phần bảo mật địa chỉ IP khiến những kẻ tấn công không thể tìm được IP của bạn nhờ tính năng ẩn IP thật.

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều kinh phí

Sử dụng dịch vụ CDN có thể giúp các công ty, doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí thay vì đầu tư cơ sở hạ tầng để đặt server ở nhiều nơi. Một mức giá vô cùng hợp lý và dịch vụ hoạt động tốt tại nhiều khu vực trên thế giới.

Nhược điểm của CDN:

Tốc độ truy cập website của bạn tại đó sẽ chậm hơn so với bình thường nếu CDN không có PoP đặt gần vị trí của người dùng.

Lời kết

Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết về CDN

  • 0 Bình luận
CEO Bùi Tấn Lực
Bùi Tấn Lực
CEO Bùi Tấn Lực người sáng lập ra Web Mới, là một lập trình viên, người viết content, chuyên tư vấn các vấn đề về website và SEO website, quý khách hãy liên hệ để trao đổi thiết kế website
  • Zalo
Chia sẻ nội dung đánh giá của bạn về CDN là gì? Tìm hiểu về Content Delivery Network
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Đánh giá của bạn
Tên *
Email
Số điện thoại *
Bình luận, Hỏi đáp
Đăng ký tư vấn miễn phí
Tìm hiểu 1 năm không bằng lắng nghe 1 câu tư vấn
Tỉnh thành
0398.259.259