Mục Lục [Ẩn]
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình của HTML và WEB. Nó là nhẹ và được sử dụng phổ biến nhất như là một phần của các trang web, mà sự thi hành của chúng cho phép Client-Side script tương tác với người sử dụng và tạo các trang web động. Nó là một ngôn ngữ chương trình thông dịch với các khả năng hướng đối tượng. JavaScript được biết đến đầu tiên với tên Mocha, và sau đó là LiveScript, nhưng công ty Netscape đã đổi tên của nó thành JavaScript, bởi vì sự phổ biến như là một hiện tượng của Java lúc bấy giờ. JavaScript xuất hiện lần đầu trong Netscape 2.0 năm 1995 với tên LiveScript. Core đa năng của ngôn ngữ này đã được nhúng vào Netscape, IE, và các trình duyệt khác.
Các lợi thế của việc sử dụng JavaScript là: Sự tương tác Server ít hơn: Bạn có thể xác nhận đầu vào (input) người sử dụng trước khi gửi trang tới Server. Điều này làm tiết kiệm lưu lượng tải ở Server, nghĩa là Server của bạn tải ít hơn. Phản hồi ngay lập tức tới khách truy cập: Họ không phải chờ cho một trang web tải lại để thấy xem nếu họ đã quên nhập cái gì đó. Khả năng tương tác tăng lên: Bạn có thể tạo các giao diện mà phản ứng lại khi người sử dụng rê chuột qua chúng hoặc kích hoạt chúng thông qua bàn phím. Giao diện phong phú hơn: Bạn có thể sử dụng JavaScript để bao gồm những mục như các thành phần Drag và Drop (DnD) và các con trượt (Slider) để cung cấp một Rich Interface (Giao diện giàu tính năng) tới site khách truy cập của bạn.
Chúng ta không thể đối xử JavaScript như là một ngôn ngữ chương trình chính thức (full-fledged). Nó thiếu các tính năng quan trọng sau: Client-side JavaScript không cho phép đọc và ghi các file, bởi vì lý do bảo mật. JavaScript không được sử dụng cho việc kết nối mạng các ứng dụng bởi vì không có những hỗ trợ có sẵn. JavaScript không có bất kỳ khả năng đa luồng hoặc đa xử lý. Một lần nữa, JavaScript là một ngôn ngữ chương trình thông dịch, nhẹ mà cho phép bạn xây dựng khả năng tương tác trong các trang HTML tĩnh.
JavaScript thường được nhúng trực tiếp vào một trang web hoặc được tham chiếu qua file .js riêng. Nó là ngôn ngữ phía client, tức là script được tải về máy của khách truy cập và được xử lý tại đó thay vì phía server là xử lý trên server rồi mới đưa kết quả tới khách truy cập. Hãy lưu ý là các trình duyệt web phổ biến cũng hỗ trợ việc người dùng có muốn tắt JavaScript hay không. Đó là lý do bạn nên biết trang web sẽ hoạt động như thế nào torng trường hợp không có JavaScript.
Lý do vì sao JavaScript là một trong các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là nó rất linh hoạt. Trên thực tế, có nhiều lập trình viên chọn nó làm ngôn ngữ chính và chỉ sử dụng các ngôn ngữ khác trong danh sách bên dưới nếu nóhọ cần dùng điều gì đó đặc biệt.
Hãy xem qua các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất bên dưới:
vaScript | JavaScript hoặc JS sẽ giúp tăng tính tương tác trên website. Script này chạy trên các trình duyệt của người dùng thay vì trên server và thường sử dụng thư vuiên của bên thứ 3 nên có thể tăng thêm chức năng cho website mà không phải code từ đầu. |
HTML | Viết tắt của “Hypertext Markup Language”, HTML là một trong số các ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên web và xây dựng nên các khối chính của một trang web. Ví dụ về HTML tags là <p> cho đoạn văn và <img> cho hình ảnh. |
PHP | PHP là ngôn ngữ phía server, khác với JavaScript chạy trên máy client. Nó thường được sử dụng trong các hệ quản trị nội dung nền PHP như WordPress, nhưng cũng thường được dùng với lập trình back-end và có thể tạo ra kênh truyền thông tin hiệu quả nhất tới và từ database. |
CSS | CSS viết tắt của “Cascading Style Sheets” , nó giúp webmaster xác định styles và định nghĩa nhiều loại nội dung. Bạn có thể làm vậy thủ công với mọi yếu tố trong HTML, nhưng nếu vậy bạn sẽ cứ lặp đi lặp lại thành phần đó mà bạn dùng ở nhiều nơi khác nhau. |
Một website thường có 3 phần cơ bản bao gồm: HTML, CSS và JavaScript. Trong đó, HTML quyết định nội dung và cấu trúc, CSS quyết định màu sắc, hình dáng, kiểu chữ,… Hầu hết các thay đổi của HTML và CSS đều được thể hiện dưới dạng tính, không thể thực hiện các hành động với chuyển động bắt mắt như xoay hình, bấm nháy máy, kiểm tra thông tin nhập hợp lệ, hiển thị thông báo người dùng,…
Tất cả các hành động này được chuyển thể từ trạng thái tĩnh sang động nhờ vào thành phần thứ 3 là JavaScript. 3 thành phần này kết hợp với nhau tạo nên website hoàn chỉnh với giao diện (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) chất lượng.
Đặc biệt, với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, HTML và CSS đã được cải tiến hơn rất nhiều. Thay vì sử dụng JavaScript, các nhà thiết kế web có thể sử dụng HTML và CSS để thực hiện các hiệu ứng sinh động. Tuy nhiên, nếu có JavaScript thì hoạt động này có thể nhanh chóng và đỡ tốn công sức hơn rất nhiều. Bởi vậy mà đến hiện nay, JavaScript vẫn còn rất được ưa chuộng.
Dưới đây mình có vài lý do thiết thực cho lời khuyên nên học Javascript của mình. Nếu bạn muốn học lập trình hay mở rộng kiến thức lập trình thì càng nên đọc. Đọc những lý do dưới đây. Sau đó bạn hãy tự quyết định có nên bắt đầu học Javascript hay không. Nào bây giờ bắt đầu tìm hiểu nhé !!!
Javascript không phải là ngôn ngữ có cấu trúc phức tạp. Cho nên việc bạn bắt đầu học javascript là hoàn toàn đơn giản và không có gì khó khăn. Nếu các bạn có học cơ bản về ngôn ngữ lập trình C thì Javascript cũng tương tự như thế. Điều tuyệt vời về JavaScript là nó được cài đặt trên mọi trình duyệt web hiện đại. Ở đó, không cần thiết lập bất kỳ loại môi trường phát triển nào, điều đó có nghĩa là bạn có thể bắt đầu code bằng JavaScript ngay lập tức! Javascript chủ yếu được sử dụng để phát triển Frontend, và có nhiều công cụ khác nhau cho phép bạn nhanh chóng có được một nguyên mẫu hoạt động với Javascript. Tuy nhiên trước tiên bạn nên tập trung vào viện có được sự hiểu biết vững chắc về Javascript trước khi bạn khám phá những gì cộng đồng cung cấp. Các khoá học về Js rất phổ biến cả online và offline. Khoá học hoàn toàn miễn phí về Javascript cơ bản đang có sẵn trên codelearn.io bạn có thể tham gia, học và thực hành rất đơn giản.
Community size: Quy mô cộng đồng rất quan trọng, bởi vì cộng đồng càng lớn, bạn càng nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn. Khi bạn bước vào thế giới lập trình, bạn sẽ sớm hiểu được sự hỗ trợ quan trọng như thế nào, vì cộng đồng nhà phát triển là tất cả về việc cho và nhận sự giúp đỡ. Hơn nữa, một cộng đồng càng lớn, càng có nhiều người sẽ xây dựng các công cụ hữu ích để giúp phát triển ngôn ngữ cụ thể đó dễ dàng hơn. Vậy, với bối cảnh đó, hãy tìm hiểu chi tiết về quy mô cộng đồng javascript: Largest StackOverflow Community: StackOverflow là một trang web Hỏi Đáp về lập trình rất phổ biến hiện nay. Javascript đã vượt qua Java về quy mô cộng đồng và có khả năng nó sẽ tiếp tục phát triển. Largest Meetup Community in Terms of Programming Language: Tại các buổi Meetup, bạn thường có thể kết nối và học hỏi từ những nhà phát triển. Có hơn 3600 nhóm Meetup Javascript, với tổng số 1,48 triệu thành viên trên toàn thế giới. Most-tagged language at GitHub: Một trong những điều mà các nhà phát triển Javascript thích nhất là cộng đồng. Javascript liên tục đổi mới các công cụ, tiện lợi, có thể rất thú vị và vui nhộn. Có hơn 3100 dự án GitHub với hơn 500 sao. Tuy nhiên, nhiều công cụ cũng có tốc độ khuấy cao, vì vậy theo kịp tất cả những điều mới có thể hơi mệt mỏi. Tóm lại, Javascript có một cộng đồng khổng lồ, mang lại rất nhiều năng lượng và có thể giúp bạn duy trì động lực với việc học Javascript.
Các ứng dụng web và nhu cầu làm web ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Cho nên khao khát về lập trình viên hiểu biết nhiều về Javascript không phải là ít. Các công ty sẵn sàng trả mức lương khủng cho những ai đảm nhận được vai trò này. Theo Báo cáo kỹ năng và tuyển dụng kỹ thuật toàn cầu Devskiller 2020, 72% các công ty đã và đang tìm kiếm các nhà phát triển Javascript. Javascript đã củng cố sự thống trị của nó trên mọi danh mục cho đến nay, do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngôn ngữ được thử nghiệm phổ biến nhất với các công nghệ khác, tất nhiên là Javascript.