Sử dụng công cụ Google Keyword Planner Kỹ thuật nghiên cứu từ khóa
- Bùi Tấn Lực
- 2027
- 13/04/2020
Sử dụng công cụ Google Keyword Planner Kỹ thuật nghiên cứu từ khóa, Nghiên cứu từ khóa như chiếc la bàn xác định hướng để tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua những từ khóa người dùng gõ vào khi search Google, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
Sử dụng công cụ Google Keyword Planner Kỹ thuật nghiên cứu từ khóa
Sử dụng công cụ Google Keyword Planner, Bạn đang muốn có nhiều lượt truy cập mỗi ngày từ Google? Để làm được điều đó, bạn cần phải nghiên cứu từ khóa tìm kiếm của người sử dụng. Bạn cần phải hiểu được mọi người đang tìm kiếm những cụ từ như thế nào? Nhu cầu thự sự của họ là gì. Chính vì vậy mà công đoạn nghiên cứu từ khóa rất quan trọng.
Mục Lục [Ẩn]
Hướng dẫn sử dụng công cụ Google Keyword Planner
Để sử dụng công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google, bạn sẽ cần phải có tài khoản Google AdWords. Nếu bạn chưa có tài khoản AdWords, bạn có thể thiết lập một tài khoản 1 cách đơn giản theo hướng dẫn của Google. Tiếp theo, đăng nhập vào tài khoản Google Adwords của bạn. Nhấp vào biểu tượng Công Cụ ở đầu trang.
Sau đó, chọn “Công cụ lập kế hoạch từ khóa” Google Keyword Planner sẽ hiển thị 2 chức năng: “Tìm từ khóa mới” và “Nhận số liệu và dự báo cho từ khóa”.
Với nhiệm vụ nghiên cứu từ khóa để tối ưu cho SEO, hai công cụ này sẽ giúp chúng ta có được hàng ngàn từ khóa tìm năng. Dưới đây thì Web Mới sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chức năng tìm từ khóa với công cụ Google Keyword Planner với từ khóa “Dịch vụ SEO“.
Xem thêm bài viết SEO là gì?
Chọn chức năng để tìm kiếm từ khóa
Ở đây Web Mới sẽ hướng dẫn cách sử dụng công cụ Tìm từ khóa mới để có được một bộ từ khóa dịch vụ SEO tối ưu nhất.
Tìm từ khóa mới
Chức năng này lý tưởng cho việc tìm kiếm từ khóa mới. Như bạn có thể thấy, trường của chức năng này là: “Nhập từ, cụm từ hoặc URL liên quan đến doanh nghiệp của bạn”.
Ghi chú nhanh: Kết quả nhận được từ trình lập kế hoạch chủ yếu dựa trên thông tin nhập tại đây. Vì vậy để tận dụng tối đa công cụ này chúng ta cần phải chia nhỏ tùy chọn ra thành 3 phần, như dưới đây:
“Nhập từ”: Đây là những từ duy nhất (ví dụ: “SEO”). Điều này cho phép chúng ta truy xuất được dữ liệu cho các từ khóa liên quan. Ở tùy chọn này sẽ có những từ khóa mà rất ít công cụ có thể phân tích được nhưng sẽ tốn rất nhiều thời gian.
“Cụm từ”: Đây là nơi bạn nhập “từ khóa mục tiêu” và sau đó sẽ được giới thiệu một danh sách các từ khóa liên quan. Nên nhập 1 – 3 từ khóa, mỗi từ khóa nên là một chủ đề khác nhau. Ví dụ: ở Web Mới sẽ nhập các cụm từ “dịch vụ SEO“, “thuật toán Google“,…
“URL liên quan đến doanh nghiệp của bạn”: URL này chủ yếu dành cho người sử dụng Adwords.
Nhập thông tin từ khóa, hãy nhấp vào “Bắt đầu”.
Trang kết quả từ khóa
Cả hai chức năng của công cụ Google Keyword Planner đều đưa đến “Trang kết quả từ khóa”, như dưới đây:
Dưới đây là bảng phân tích của trang:
Ở đầu trang, chúng ta sẽ thấy ba tùy chọn nhắm mục tiêu: Vị trí, Ngôn ngữ và Mạng tìm kiếm.
Dưới đây là ý nghĩa của chức năng này:
“Vị trí”: Đây là quốc gia (hoặc các quốc gia) khu vực chúng ta cần tiếp cận.
“Ngôn ngữ”: Đây là ngôn ngữ của từ khóa.
“Mạng tìm kiếm”: Bạn muốn hiển thị quảng cáo trên Google … hay Google và “đối tác tìm kiếm”. Các trang web đối tác tìm kiếm là các công cụ tìm kiếm khác và các sản phẩm khác của Google (như YouTube).
Web Mới khuyên bạn chỉ nên đặt chọn là “Google”.
Phần quan trọng tiếp theo của Trang Kết quả Từ khoá là “Bộ lọc”:
Công cụ này có chức năng bộ lọc, giúp chúng ta sẽ dàng tập trung vào những từ khóa mục tiêu và mong muốn một cách nhanh chóng.
Văn bản từ khóa
Với chức năng này thì công cụ chỉ hiển thị cho chúng ta các từ khóa có chứa một từ nhất định của cụm từ.
Như ví dụ đầu trang xoay quanh từ khóa “dịch vụ SEO”, thì Web Mới muốn liệt kê ra tất cả các từ khóa liên quan tới dịch vụ SEO xuất hiện trong trang kết quả.
Số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng
Điều này rất tốt để lọc ra các từ khóa có lượng tìm kiếm tốt và tách riêng những từ khóa có lượt tìm kiếm thấp.
Ví dụ: ở Landing Page của từ khóa Dịch vụ SEO thì Web Mới sẽ tập trung vào những từ khóa có lượng tìm kiếm hàng tháng > 1000.
Chỉ cần nhấp vào bộ lọc và chọn chức năng “số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng”:
… và nhập 1000 vào trường:
Cạnh tranh
Google Keyword Planner sẽ hiển thị những từ khóa theo tùy chọn của chúng ta theo các mức “Thấp”, “Trung Bình” và ” Cao”.
Lưu ý: Điểm số này chỉ áp dụng cho cạnh tranh Adwords (không phải mức độ cạnh tranh của từ khóa trong SEO). Vì vậy, Web Mới khuyên bạn nên để trống trường này.
Giá thầu để xuất hiện trang đầu
Đây là số tiền chúng ta sẽ trả cho quảng cáo nếu muốn xuất hiện ở đầu trang cho từ khóa đó.
Giá thầu đầu trang là chỉ là cho chúng ta biết được giá trị thương mại của các từ khóa đó, và xác định được những khách hàng tiềm năng.
Như bạn có thể thấy, có hai lựa chọn “phạm vi cao” và “phạm vi thấp”.
Web Mới khuyên bạn nên sử dụng “phạm vi thấp” vì đây chỉ là cách để lọc ra các từ khóa mà không có giá trị thương mại nào.
Chia sẻ hiển thị không phải trả tiền
Đây là tần suất website sẽ xuất hiện trong kết quả không phải trả tiền cho các từ khóa. (Lưu ý: để sử dụng tính năng này, bạn cần kết nối tài khoản Google Search Console với Google Adwords ).
Vị trí trung bình trên SERP
Vị trí xếp hạng của các từ khóa trên công cụ tìm kiếm tự nhiên của Google, cũng như ở trên để sử dụng tùy chọn này cần phải kết nối với Google Search Console.
Và đây là kết quả lọc cho từ khóa dịch vụ SEO của Web Mới:
Dưới đây là ý nghĩa của từng cột trên bảng kết quả này:
Từ khóa (theo mức độ liên quan): Đây là danh sách các từ khóa mà Google coi là phù hợp nhất.
Trung bình tìm kiếm hàng tháng: Đây là số lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng của người tìm kiếm trên khu vực đã chọn.
Cạnh tranh: Điều này phản ánh số lượng các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên từ khóa đó.
Giá thầu đầu trang: Là một cách đánh giá lại giá trị của từ khóa, nguyên tắc chung giá thầu càng cao thì sẽ mang lại nhiều lợi nhuận.
Cách chọn từ khóa
Bây giờ bạn đã biết cách sử dụng các tính năng và tùy chọn trong Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google, bây giờ đến bước cuối cùng: tìm từ khóa cần thiết để có thể tối ưu hóa nội dung website.
Điều này là rất quan trọng, có rất nhiều yếu tố để lựa chọn một từ khóa, để tốt nhất thì bạn nên tham khảo kĩ bài viết Nghiên cứu từ khóa trong SEO để có những lựa chọn đúng nhất cho website.
Ở phần này Web Mới cũng chỉ tập trung vào hướng dẫn sử dụng công cụ Google Keyword Planner để nhanh chóng lọc ra những từ khóa chính xác với mục tiêu phát triển của website. Nhập từ khóa đó vào trường và nhấp vào “Bắt đầu”
Và hãy xem các từ khóa xuất hiện:
Làm cách nào để bạn biết chọn từ khóa nào?
Có rất nhiều yếu tố khác nhau cần xem xét, nhưng Web Mới thường đánh giá các từ khóa dựa trên 3 tiêu chí chính:
Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa càng có thể càng tốt.
Mục đích thương mại: Xác định tiềm năng kiếm tiền của từ khóa. Đó là lý do tại sao Web Mới khuyên bài đọc thật kĩ bài viết Nghiên cứu từ khóa trong SEO.
Cạnh tranh SEO: Giống như mục đích thương mại, việc đánh giá cạnh tranh của từ khóa trong kết quả tìm kiếm tự nhiên của Google sẽ giúp chúng ta định hình được thời gian và khối lượng công việc.
Tìm kiếm từ khóa
Như tôi đã đề cập trước đó, Google Keyword Planner sẽ hiển thị dữ liệu về khối lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng:
Khối lượng tìm kiếm trung hàng tháng sẽ dao động không phải là con số chính xác, do vậy dữ liệu mà Google Keyword Planner cung cấp là chỉ số trung bình của hàng tháng, đây là số liệu quan trọng trong việc lựa chọn từ khóa.
Hãy chọn từ khóa theo mục tiêu của website:
Sau đó nhấp vào “thêm vào kế hoạch”:
Tiếp theo, trong thanh bên phải của trang, hãy nhấp vào “Tổng quan về kế hoạch”:
Xem tổng số lượng “lần hiển thị” cho toàn bộ các từ khóa đã chọn:
Con số đó là số người tìm kiếm từ khóa đó mỗi tháng (trong trường hợp này liên quan tới từ khóa dịch vụ SEO thì khoảng 12k).
Vậy là xong chúng ta sẽ có một danh sách từ khóa phù hợp với mục tiêu phát triển của website nhờ công cụ Google Keyword Planner. Rất mong bạn đọc có nhiều ý kiến đóng góp cho bài viết này để có những hướng dẫn chi tiết hay hơn cho bạn đọc khác.
- 0 Bình luận
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *