- Ngọc Thanh
- 357
- 20/11/2024
Malware là gì? Đó là những phần mềm độc hại như Virus, Sâu máy tính, Trojans, Mã độc tống tiền,… nhằm gây hại có chủ đích đối với các máy chủ, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
Malware là gì? Các loại phần mềm độc hại phổ biến
Mục Lục [Ẩn]
Malware là gì?
Malware (Malicious software) là những phần mềm độc hại như Virus, Sâu máy tính, Trojans, Mã độc tống tiền, Phần mềm gián điệp,… nhằm gây hại có chủ đích đối với các máy chủ, nó có thể đánh cắp mật khẩu, lấy cắp dữ liệu cá nhân, đánh cắp tiền từ người sử dụng internet,... để kiếm lợi bất chính.
Các loại phần mềm độc hại (Malware) phổ biến
Virus Máy tính
Virus Máy tính là một loại phần mềm độc hại được đính kèm vào các file tài liệu hoặc các chương trình nào đó nhằm mục đích xâm nhập vào máy tính người dùng để đánh cắp thông tin cá nhân hoặc hack thẻ ngân hàng, lấy cắp dữ liệu, gửi email nặc danh, ghi lại nhật ký các lần nhấn phím, làm hư hại dữ liệu, chương trình, làm máy tính hoạt động kém hiệu quả,... nó có thể lây lan từ máy chủ này qua máy chủ khác.
Trojan
Trojan là một loại phần mềm độc hại được ẩn dấu trong các phần mềm, tệp tin giả mạo mà người dùng tải về, có đặc điểm là không có khả năng tự sao chép bằng cách tự lây nhiễm qua các tệp tin hoặc máy tính khác. Nó âm thầm tồn tại trong máy tính và thực hiện các hành động phá hoại, đánh cắp thông tin, dữ liệu quan trọng trên máy tính,...
Worm máy tính
Worm máy tính là một lоại phần mềm độc hại tự sао chép và lây nhiễm sаng các máy tính khác trоng cùng một mạng khi vẫn hoạt động trên các hệ thống bị nhiễm, tự động xâm nhập vào hệ điều hành và "vô hình" đối với người dùng.
Spyware (Phần mềm gián điệp)
Loại phần mềm này dùng để theo dõi các hành vi của người dùng, thậm chí theo dõi được các lần gõ phím của người dùng để biết được các tài khoản quản lý tiền bạc, sau đó vào các tài khoản đó để đánh cắp tiền bạc của nhiều người.
Ransomware (Mã độc tống tiền)
Loại này nó chiếm toàn bộ hệ điều hành của các thiết bị khiến người dùng không thao tác được bất cứ vấn đề gì, đến khi trả tiền chuộc cho bên tấn công thì họ mới mở lại cho. Kể từ khi Bitcoin xuất hiện thì loại này càng phát triển mạnh mẽ, họ có thể tấn công toàn bộ mạng của một quốc gia.
Rootkit
Loại này khi xâm nhập rất khó bị phát hiện và được tạo ra với mục đích thu thập dữ liệu máy tính của người dùng, làm lỗi hệ điều hành, spam máy chủ, thậm chí có thể rút cạn tiền trong các thẻ tín dụng.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm Malware
Lỗ hổng bảo mật: Các phần mềm độc hại lợi dụng các lỗ hổng bảo mật trên các hệ điều hành, trình duyệt web, plugin trình duyệt,... để tấn công vào đó.
Click vào phần mềm không đáng tin: Người dùng click vào các phần mềm không đáng tin cậy, chính xác là click vào các phần mềm có chứa mã độc.
Sài cùng hệ điều hành: Nếu cùng một hệ thống mà tất cả các máy đều sài cùng một hệ điều hành thì rất dễ tăng nguy cơ lây nhiễm nếu hệ điều hành đó chứa sâu máy tính.
Cách giảm nguy cơ bị lây nhiễm Malware
Sử dụng phần mềm chống Malware: Cài các phần mềm diệt Malware trên máy tính, cài các phần mềm quét và phát hiện phần mềm độc hại trên các máy chủ để phát hiện và xử lý kịp thời nhằm tránh các hậu quả đáng tiết.
Kiểm tra các lỗ hổng website: Kiểm tra trên website các mục nào cho phép người dùng nhập thông tin vào để chèn vào database thì phải thêm các hàm xử lý chuổi ở các biến nhập vào, xét điều kiện số điện thoại hoặc email bằng PHP và cả JavaScript để bảo mật 2 lớp.
Sử dụng tường lửa: Tường lửa sẽ giúp website của bạn chống lại được các đợt tấn công dồn dập để khai thác lỗ hổng từ website.
Cách ly: Cách ly bằng cách ngắt tất cả các kết nối mạng dù cả phần cứng kết nối với nhau để tránh lây lan trong hệ thống.
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết Malware là gì?
- 0 Bình luận
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *