Bùi Tấn Lực
- 498
- 06/10/2024
Description là gì? Đó là đoạn mô tả ngắn tóm tắt ngắn gọn về nội dung một bài viết, nó sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và giúp người hiểu rõ nội dung, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
Description là gì? Lưu ý khi tạo Thẻ Meta Description
Mục Lục [Ẩn]
Description là gì?
Description (Meta Description) là đoạn mô tả ngắn tóm tắt ngắn gọn về nội dung một bài viết muốn nói tới, nó sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và giúp người đọc hiểu rõ nội dung của bài viết trước khi chọn click vào.
<meta name="description" content="Description là gì? Đó là đoạn mô tả ngắn tóm tắt ngắn gọn về nội dung một bài viết muốn nói tới, nó sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và giúp người đọc hiểu rõ nội dung" />
Xem thêm bài viết:
Cách kiểm tra nội dung của Thẻ Meta Description
Xem trên google
Thông thường Thẻ Meta Description là đoạn mô tả khi hiển thị trên google, đoạn mô tả này google lấy trong Thẻ Meta Description hoặc có khi lấy một đoạn trong phần nội dung.
Xem qua source code
Nhấn ctrl U sau đó 1 tab mới sẽ hiện ra, tiếp theo nhấn ctrl F để tìm thông qua từ khóa name="description", thẻ meta Description sẽ hiện ra kèm nội dung như hình trên.
Xem qua tiện ích SEOquake
Cài tiện ích SEOquake trong trình duyệt chrome, nhấn kiểm tra thông qua biểu tượng SEOquake trên trình duyệt, nội dung thẻ meta cần tìm sẽ hiện ra trên hình.
Vai trò của Thẻ Meta Description
Đối với SEO
Khi Description hiệu quả thì số người click vào xem bài viết tăng dẫn đến tỷ lệ chuyển đổi CTR tăng, khi có nhiều người vào web thì công sức của Description góp phần đẩy bài viết lên top là không hề nhỏ.
Đối với người dùng
Giúp nắm bắt rõ thông tin của bài viết tuy chưa click vào xem.
Tạo ra sự lôi cuốn khiến họ muốn vào đọc.
Description là yếu tố quyết định xem nên vào hay không khi họ đang do dự với kết quả tìm kiếm.
Lưu ý khi tạo Thẻ Meta Description
Không sử dụng dấu ngoặc kép
Điều tuyệt đối khi tạo Description là không thêm dấu ngoặc kép “ ”, nhiều người không biết nên không để ý vấn đề này, nếu có dấu ngoặc kép thì ra ngoài trình duyệt web chỉ hiện được đoạn phía trước dấu mở của ngoặc kép, phần phía sau dấu mở không hiện được, cái này do lỗi trình duyệt nên phải để ý, vì thiếu như vậy thì lên trên SERP cũng bị thiếu mất, như vậy sẽ mất đi độ hiệu quả rất lớn.
Sử dụng từ khóa trong thẻ Description
Description là phần mô tả hiện lên google nhưng vẫn có trường hợp google sẽ lấy một phần trong nội dung để hiển thị vì phần đó hợp với từ khóa search hơn, thêm vào đó bạn hãy để ý phần google lấy luôn luôn có 1 hoặc 2 từ khóa trong đoạn đó, như vậy đủ thấy sự cần thiết của từ khóa khi tạo Description là quan trọng đến mức nào. Nhưng phải viết sao cho tự nhiên và không nên chèn từ khóa quá nhiều, có 1 hoặc 2 từ khóa là đủ rồi.
Không nên trùng lặp thẻ miêu tả với các bài viết khác
Mỗi bài viết có mỗi từ khóa khác nhau nên Description của bài viết này giống với bài viết khác là điều không thể trừ khi bạn lười hoặc có trường hợp bạn quên nhập và để trống, khi bạn để trống Description thì mặc định sẽ lấy Description của trang chủ làm thẻ mô tả hoặc để trống luôn, một trong hai trường hợp trên đều bị báo trùng lặp do thẻ Description giống nhau.
Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng
Mặc dù thuật toán google không quan tâm tới Thẻ Meta Description nhưng tác dụng đối với người dùng thì lại khác, nếu nội dung Description quá sơ sài thì khi người dùng đọc xong sẽ bỏ qua và đến kết quả khác vì đọc không hiểu, mà đọc không hiểu ai lại click vô xem trang web của bạn để làm chi.
Độ dài tối ưu với công cụ tìm kiếm
Trên SEOquake thì cho số ký tự của Description từ 160 tới 300 ký tự nhưng vì thuật toán google không quan trọng nên cũng không sao. Chủ yếu khi hiện kết quả trên SERP thì google chỉ lấy từ 140 tới 155 ký tự để hiển thị cho người dùng, như vậy bạn đủ biết mình nên làm gì. Nên viết 140 ký tự là đủ rồi, vì viết mà bị cắt bớt thì sẽ làm mất một phần ý nghĩa phía sau, có khi làm không hiểu rõ câu từ.
Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả
Như mình đã nói ở trên là thuật toán google không coi trọng Description cho nên có nhồi nhắc từ khóa cũng không làm được gì mà còn làm người dùng khó chịu. Nội dung Description phải thật hay để lôi kéo người dùng và phải có 1 hoặc 2 từ khóa để người dùng biết được đang mô tả đúng từ khóa mình tìm kiếm.
Nội dung cần hấp dẫn, lôi cuốn
Xây dựng Description thật hấp dẫn, lôi cuốn là yếu tố góp phần vào việc chuyển đổi CTR nên cần phải đầu tư nhiều vào. Ở một khía cạnh khác sau khi làm xong Description bạn hãy kiểm tra xem có bị lỗi chính tả hay không, nếu lỗi thì sửa ngay chứ để lỗi vậy gây ra hậu quả không hề nhỏ, nó gây khó hiểu khi người dùng đọc và giảm tương tác rất nhiều.
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết về Thẻ Meta Description
- 0 Bình luận

Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *