SEO Onpage là gì? Công việc khi tối ưu SEO Onpage
- Bùi Tấn Lực
- 1081
- 05/10/2024
SEO Onpage là gì? Đó là áp dụng những kiến thức về SEO để tối ưu những gì có trên website chẳng hạn như nội dung, thẻ meta, URL, Thẻ tiêu đề, từ khoá, tốc độ tải trang, sitemap…, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
SEO Onpage là gì? Công việc khi tối ưu SEO Onpage
Mục Lục [Ẩn]
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là áp dụng những kiến thức về SEO để tối ưu những gì có trên website chẳng hạn như nội dung, thẻ meta, URL, Thẻ tiêu đề, từ khoá, tốc độ tải trang, sitemap… để giúp website tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Xem thêm bài viết SEO là gì?
Lợi ích của tối ưu SEO Onpage
SEO Onpage đối với công cụ tìm kiếm
Tối ưu Onpage là tối ưu những gì mà thuật toán Google đưa ra nên sẽ giúp website của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm hơn từ đó giúp tăng thứ hạng trên SERP. Những trang web được tối ưu sẽ giúp các Bot dễ dàng đọc được nội dung có trên trang, và nó cũng giúp website có số lượng người dùng ở lại trang web lâu hơn.
SEO Onpage đối với người dùng
Nếu là chủ trang web thì sẽ có ngày càng nhiều khách hàng tìm năng, bán được nhiều đơn hàng, đưa chất lượng sản phẩm tới với nhiều khách hàng hơn. Còn khách hàng sẽ dễ dàng trải nghiệm các kiến thức hữu ích với tốc độ load trang cực tốt.
Công việc khi tối ưu SEO Onpage
Heading
Heading ở mỗi bài viết trên website phải có đủ 1 thẻ H1 và đủ h2, h3 và các thẻ này phải áp dụng đúng ngữ cảnh chứ không nên để lộn xộn. Chẳng hạn h1 thì lấy tên bài viết còn h2 lấy tiêu đề của các ý lớn trong bài viết, còn h3 lấy tiêu đề nhỏ là ý con của h2.
Thẻ Title
Thẻ Title (Title tag) là một đoạn mô tả ngắn về chính nội dung của trang web, bạn có thể nhìn thấy nó hiển thị trên thanh tab của trình duyệt, dòng chữ đậm hiện thị trên kết quả tìm kiếm của google, ping.., và lúc chia sẽ các trang mạng xã hội.
Khi tối ưu Title cần chú ý:
+ Nội dung thẻ title của bài viết này không đặt trung nhau.
+ Title của bài không nên viết quá dài
+ Có từ khóa chính nói về bài viết
+ Nên đặt từ khóa ở đầu tiên.
+ Tiêu đề nên có sự kích thích và gây tò mò.
Description
Description (Meta Description) là đoạn mô tả ngắn tóm tắt ngắn gọn về nội dung một bài viết muốn nói tới, nó sẽ xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm và giúp người đọc hiểu rõ nội dung của bài viết trước khi chọn click vào.
Lưu ý khi tạo Thẻ Meta Description:
Không sử dụng dấu ngoặc kép.
Sử dụng từ khóa trong thẻ Description.
Không nên trùng lặp thẻ miêu tả với các bài viết khác.
Thẻ miêu tả không đóng vai trò trong việc xếp thứ hạng.
Độ dài tối ưu với công cụ tìm kiếm.
Không nhồi nhét từ khóa trong thẻ mô tả.
Nội dung cần hấp dẫn, lôi cuốn.
Trình soạn thảo
Để viết ra bài viết có đầy đủ các thẻ H, gắn link, thêm hình, video, tạo table và nhiều thứ khác... hơn nữa còn phải bảo mật vì phần này nếu hack được thì nguy to, vì vậy mình khuyên bạn chọn cho mình một trình soạn thảo tốt nhất, còn mình thì hiện tại mình đang cài trình soạn thảo Ckeditor, Ckfinder để phát triển SEO Onpage tốt, nếu bạn muốn cài hãy xem Hướng dẫn cài đặt Ckeditor, Ckfinder.
Tối ưu URL
Cải thiện nội dung URL.
Xây dựng cấu trúc URL.
Tối ưu thẻ Bold
Các từ khóa hay các chủ đề cần phải được nhấn mạnh để cho các con bot của công cụ tìm kiếm dễ đọc hơn, hơn thế nữa còn giúp người đọc thấy được điểm nhấn giúp quá trình đọc dễ hiểu hơn.
Tối ưu Thẻ ALT
Mô tả hình ảnh một cách khách quan.
Cung cấp ngữ cảnh cho hình ảnh.
Thẻ ALT cần ngắn gọn, súc tích.
Tránh nhồi nhét từ khóa.
Bỏ qua cụm từ thiếu hiệu quả.
Cách đặt tên ảnh.
Tốc độ tải trang
Để tốc độ tải trang tốt hơn các bạn cần tối ưu truy vấn database, cache html, nén css, js, chọn hosting chất lượng tốt, tối ưu dung lượng hình ảnh upload lên, hạn chế nhúng code bên thứ 3... và tối ưu các yếu tố mà PageSpeed Insights yêu cầu, để kiểm tra điểm tốc độ tải trang của Google đưa ra bạn hãy vào link pagespeed này rồi nhập url website của bạn rồi kiểm tra điểm.
Bảo mật SSL
Bạn phải cài bảo mật SSL (https) cho website để tăng cường bảo mật cho trang web, tốt nhất là nên sài bản có phí không nên sài free, SSL bao gồm các loại: Domain Validation (DV – SSL), Chứng thư số OV SSL, Chứng thư Extended Validation (EV -SSL), Chứng thư Wildcard SSL Certificate, Chứng thư SANS.
Thống nhất cấu trúc link
Nếu bạn không thống nhất link thì cùng một bài viết nhưng sẽ tồn tại rất nhiều link khác nhau khiến các trang tìm kiếm không hiểu đâu là link chính. Link có www hay không có www, link có http hay có https thì phải chọn dùng một trường hợp duy nhất và điều hướng trường hợp kia về link chính.
File Robots.txt
Phải có File Robots.txt trong source code website và đảm bảo không bị lỗi, phân quyền thư mục nào mà các bot không cần đọc và nên khai báo đường dẫn chứa file sitemap.xml để các con bot dễ tìm kiếm nội dung mới.
Sitemap XML
Tất cả các link có trên website phải được cập nhật tự động trong file sitemap để các bot chỉ cần vô file là tìm được link mới hay link cũ, web không có sitemap là một thiệt hại lớn, hãy nhớ khai báo các đường dẫn file sitemap ở trong file robots.txt và khai báo trong phần sitemap của Google Search Console và các công cụ tìm kiếm khác.
Mobile Friendly (Thân thiện với thiết bị di động)
Để website thân thiện với thiết bị di động thì tốc độ load trang trên di động phải nhanh và giao diện hiển thị trên thiết bị di động không được lỗi và hiển thị tốt trên từng thiết bị.
Breadcrumb
Phải có Breadcrumb để người dùng quay lại trang trước một cách dễ dàng, có thể xem được cấu trúc danh mục, công cụ tìm kiếm cũng dễ đọc.
Schema (Dữ liệu cấu trúc)
Phát triển Schema để mô tả rõ hơn về website khi xuất hiện trên SERP và cho bot đọc bao gồm: Mô tả nội dung bài viết, đoạn trích đánh giá, doanh nghiệp địa phương, tổ chức, siêu dữ liệu hình ảnh, đường dẫn... Để kiểm tra web bạn có schema nào rồi hay schema đã chuẩn chưa bạn hãy vào link tại đây và nhập url vào kiểm tra, ở đây nó có 2 phần là Kiểm tra kết quả nhiều định dạng và Trình kiểm tra mã đánh dấu schema, vô phần nào cũng kiểm tra được, dưới đây mình vô phần Kiểm tra kết quả nhiều định dạng:
Hình ảnh
Để SEO Hình ảnh lên Google bạn cần chú ý các vấn đề:
Hình ảnh phải liên quan đến nội dung.
Tối ưu tên hình ảnh.
Chọn định dạng hình ảnh phù hợp.
Tối ưu kích thước/dung lượng hình ảnh.
Sử dụng hình ảnh gốc, chất lượng cao khi tiến hành SEO hình ảnh.
Tối ưu metadata.
Thêm chú thích hình ảnh.
Tối ưu thuộc tính Alt của ảnh.
Open Graph & Twitter card Title của hình ảnh.
Canonical
Khi sử dụng Thẻ Canonical phải tuân theo các nguyên tắc:
Sử dụng URL tuyệt đối.
URL viết thường hết.
Thống nhất phiên bản https hoặc http.
Thống nhất có www hay không có www.
Mỗi trang chỉ có 1 Thẻ Canonical.
Favicon
Favicon là biểu tượng trên thanh công cụ khi vào website và xuất hiện khi có kết quả truy vấn tìm kiếm, nó là thương hiệu của doanh nghiệp giúp người dùng nhận diện thương hiệu tốt hơn. Favicon thường có kích thước 100px x 100px và dễ nhìn, vì là thương hiệu nên không nên thay đổi url của Favicon thường xuyên.
Comment
Những Comment tốt sẽ giúp cho người dùng có trải nghiệm tốt về trang web của bạn và cũng giúp giữ chân khách hàng, tăng tính tương tác qua lại.
Thẻ ngôn ngữ lang
Thẻ lang cho google biết là website bạn dành cho người dùng sài ngôn ngữ nào, thẻ này phải có trong trang web và được cài đặt trong thẻ html.
<html lang="vi-VN" >
</html>
Để kiểm tra bạn dùng SEOquake vào phần DIAGNOSIS mục Language để xem, hoặc nhấn ctrl u để xem mã nguồn rồi nhấn ctrl f nhập html hoặc lang để tìm trong code, thường nó nằm đầu tiên của trang code.
Social trên website
Các trang mạng xã hội cần phải đặt trên website để người dùng biết được kênh nào là kênh của bạn để nhận diện thương hiệu, vì trên mạng xã hội dễ nhầm lẫn kênh nên để trên website thì chỉ cần vào web là xác minh được. Bên cạnh đó nên thêm phần chia sẽ bài viết để có bài nào hay thì khách hàng họ chia sẽ với người khác.
Broken link
Link nhấp vào mà bị hư thì sẽ gây nguy cơ người dùng thoát trang nhanh, nên kiểm tra và xử lý.
W3C HTML
Để xem đoạn code nào trên website chưa đạt chuẩn W3C bạn vào trang https://validator.w3.org/ nhập url website của bạn vào để kiểm tra rồi cải thiện lỗi.
Chuyển hướng 301
Khi bạn cần đổi tên miền, đổi URL, tái cấu trúc trang web, tái định vị tài nguyên thì nên dùng Redirect 301 để chuyển trang cũ về trang mới. Giúp giữ lại lượng người dùng và traffic cũ để tránh làm tổn hại tới SEO Onpage.
Video
Xu hướng hiện nay chính là video vì video không cần đọc chỉ cần nghe mà có khi nghe dễ hiểu hơn, có video trên website giúp người dùng ở lại web lâu hơn, tăng tương tác, tăng độ uy tín.
Google Business
Có Google Business giúp tăng độ uy tín khi vào website có thể xem được doanh nghiệp của bạn đang ở đâu, tăng tính nhận diện thương hiệu. Người dùng cũng dễ tìm đến địa chỉ bên bạn.
Trang 404
Lỗi 404 Not Found là khi người dùng truy cập vào một url của website mà đường dẫn đó đã bị xóa, chỉnh sửa hoặc không tồn tại trên máy chủ, mã này là mã trạng thái HTTP sẽ báo hiệu cho người dùng biết khi có lỗi, sẽ có một trang thông báo hiện ra. Vì vậy cần làm trang 404 để báo cho người dùng biết đây là link sai hoặc không tồn tại để họ vào xem bài viết khác, giúp giảm tỉ lệ thoát trang, giữ chân người dùng tốt.
Keyword Density (Mật Độ Từ Khóa)
Keyword Density nên dưới 3% và đảm bảo các yếu tố: tránh nhồi nhét từ khóa, sử dụng từ khóa phụ, tập trung nội dung hữu ích.
TOC (Table Of Content)
Phần này là phần mục lục lấy các thẻ h2, h3, h4 làm, giúp người đọc nhìn ra được bài viết này có những gì, xem tổng quan được nhanh hơn. Người đọc cũng rất thích các bài viết có phần này.
Công cụ để kiểm tra SEO Onpage
Dùng SEOquake để kiểm tra SEO Onpage
Bạn cài tiện ích SEOquake trên trình duyệt chrome, vào trang web xong nhấn biểu tưởng SEOquake rồi kiểm tra url đó, ở đây sẽ cung cấp hầu hết các thông số bạn cần.
Dùng Google Search Console để kiểm tra SEO Onpage
Google Search Console giúp bạn xem trạng thái file sitemap, thông báo file robots.txt, liên kết nội bộ, liên kết ngoài và rất nhiều cái, bạn kết hợp SEOquake và Google Search Console sẽ giúp bạn cải thiện SEO Onpage rất tốt.
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết về SEO Onpage là gì?.
- 0 Bình luận
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *