- Bùi Tấn Lực
- 353
- 09/11/2024
Hệ điều hành Android là gì? Đó là một loại hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux để chạy trên các thiết bị di động thông minh, máy tính bảng,..., chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
Hệ điều hành Android là gì?
Mục Lục [Ẩn]
Hệ điều hành Android là gì?
Hệ điều hành Android là một loại hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux để chạy trên các thiết bị di động thông minh, máy tính bảng,... Được công ty phần mềm Android.Inc đặt tại thung lũng Silicon phát triển sau đó Google mua lại năm 2005 và cho ra mắt 2007.
Xem thêm bài viết Hệ điều hành là gì?
Lịch sử phát triển của hệ điều hành Android
Android 1.0: Năm 2007 cùng với thời điểm Apple ra mắt chiếc Iphone đầu tiên thì Google cũng cho ra phiên bản Android 1.0 vào 05/11/2007 và đến 09/2008 chiếc điện thoại sài hệ điều hành Android lần đầu tiên xuất hiện đó chính là HTC Dream hay còn gọi là T-Mobile G1, mục đích của hệ điều hành Android của Google là để dùng cho tất cả các hãng điện thoại trên toàn thế giới chứ không phải điện thoại dành riêng cho hãng Google như Apple.
Android 1.5 Cupcake: 04/2009 phiên bản thứ 2 ra đời có thêm một số chức năng như up video lên Youtube, tự động xoay màn hình và hỗ trợ bàn phím của bên thứ ba, một số điện thoại được cài phiên bản 1.5 lúc này đó là HTC Hero và Samsung Galaxy S.
Android 1.6 Donut: Phiên bản thứ 3 ra mắt vào 09/2009 với các tính năng: chuyển đổi nhanh giữa chụp ảnh, quay video và thư viện để hợp lý hóa trải nghiệm camera, box tìm kiếm nhanh, tiện ích Power Control để quản lý Wi-Fi, Bluetooth, GPS,…
Android 2.0-2.1 Eclair: Phiên bản thứ 4 ra mắt vào 10/2009 có thêm các tính năng: chuyển đổi văn bản thành giọng nói, hình nền động, hỗ trợ nhiều tài khoản, điều hướng Google Maps,…
Android 2.2 Froyo: Vào 05/2010, lần thứ 5 cải tiến với tính năng sau: phát sóng di động Wi-Fi, hỗ trợ đèn flash,....
Android 2.3 Gingerbread: Lần thứ 6 cải tiến và ra mắt vào 09/2010 với giao diện mới và có hỗ trợ cho nhiều máy ảnh (camera trước và camera sau), đồng thời hỗ trợ gọi video trong Goole Talk,...
Android 3.0 Honeycomb: Phiên bản này chủ yếu cải tiến trên các di động màn hình lớn và máy tính bảng được ra mắt vào 02/2011, giao diện và các tính năng được thiết kế để phù hợp hơn cho màn hình lớn với thanh thông báo nằm ở dưới cùng thay vì đặt ở trên nhưng ít được phổ biến.
Android 4.0 Ice Cream Sandwich: Phiên bản thứ 8 ra mắt vào 10/2011 đã gây được tiếng vang lớn khi có thêm tính năng: ứng dụng yêu thích trên màn hình chủ, mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt, vuốt để xóa thông báo, giám sát dữ liệu di động đã sử dụng,...
Android 4.1 – 4.3 Jelly Bean: Phiên bản 4.1 ra mắt 06/2021, 4.2 ra mắt 10/2012, 4.3 ra mắt 07/2013 và đều có tên Jelly Bean để ra mắt các tính năng: trình duyệt web Chrome của Google, Google Now, dự án Project Butter tăng hoạt ảnh và tốc độ phản hồi cảm ứng, phản chiếu ra màn hình ngoài, chụp ảnh HDR,...
Android 4.4 Kitkat: Phiên bản này làm cho các điện thoại có Ram nhỏ tầm 512MB vẫn có thể chạy mượt nên giúp điện thoại thông minh trở nên rẻ hơn vì máy cấu hình thấp được bán ra nhiều.
Android 5.0 Lollipop: Năm 2014 Android 5.0 với các đổi mới: giao diện đơn giản theo xu hướng phẳng, sử dụng tự do các hiệu ứng ánh sáng và bóng tối, thanh điều hướng, thanh thông báo, màn hình khóa cũng được cải tiến để nhìn trực quan và đơn giản hơn,... Bản 5.1 có hỗ trợ cuộc gọi 2 SIM, HD Voice và tính năng bảo vệ thiết bị, ngăn chặn kẻ trộm truy cập vào điện thoại của bạn ngay cả khi khôi phục cài đặt gốc.
Android 6.0 Marshmallow: Ra đời vào năm 2015, xuất hiện những tính năng mới: cung cấp ngăn kéo ứng dụng cuộn theo chiều dọc mới, tab Google Now, hỗ trợ mở khóa vân tay, cổng kết nối USB-C và cổng thanh toán Android Pay (Google Pay),...
Android 7.0 Nougat: Năm 2016 ra mắt Android 7.0 Nougat đổi mới với: chia đôi màn hình, chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng, hiển thị 3D nhanh hơn, can thiệp được vào Daydream VR từ nhà cung cấp,...
Android 8.0 Oreo: Ra mắt vào 08/2017 có: menu cài đặt trực quan hơn, hỗ trợ API tự động điền mật khẩu để quản lý mật khẩu dễ dàng hơn, kênh thông báo trạng thái mới, chế độ picture-in-picture,...
Android 9.0 Pie: Phát hành vào 06/08/2018: bỏ các phím điều hướng truyền thống để thay bằng thao tác vuốt, giúp cải thiện thời lượng pin bằng công nghệ máy học (AI), đưa ra ứng dụng nào sử dụng ít ứng dụng nào sử dụng nhiều,...
Android 10: Công bố vào 22/08/2019, có: giao diện cho dòng điện thoại màn hình gập, chế độ màn hình tối (Dark Mode), tính năng điều hướng bằng cử chỉ mới, trả lời tin nhắn thông minh, menu chia sẻ tiện dụng hơn,...
Android 11: Được giới thiệu vào 08/09/2020, phiên bản này có các cập nhật: danh mục thông báo lịch sử tất cả các cuộc gọi từ nhiều ứng dụng khác nhau, thông báo trong 24 giờ, cho phép quay lại màn hình điện thoại, tối ưu cho việc điều khiển nhà thông minh,....
Android 12: 19/10/2021 ra mắt Android 12 với các tính năng: giao diện có thể tùy biến và cá nhân hóa mạnh mẽ hơn, như trích xuất màu từ hình nền để áp dụng cho toàn bộ giao diện hệ thống, các widget dễ sử dụng hơn, menu cài đặt nhóm trực quan và thông minh hơn, hiệu ứng chuyển động mượt mà hơn, chụp ảnh màn hình cuộn,...
Android 13: 16/08/2022 ra mắt Android 13 với những nâng cấp: hỏi người dùng trước khi thông báo hoặc truy cập vào hệ thống, hỗ trợ Bluetooth LE Audio và code âm thanh LC3, cho phép nhận và chia sẻ âm thanh giữa nhiều thiết bị Bluetooth cùng lúc, chế độ chia đôi màn hình thông minh hơn,...
Android 14: Tháng 8/2023 giới thiệu Android 14, có tùy chọn màn hình khóa mới với hình nền AI hoặc Emoji, hợp nhất dịch vụ Passwords và Autofill, dễ dàng Chuyển đổi dữ liệu tự động giữa 2 SIM,...
Ưu điểm và Nhược điểm của Hệ điều hành Android
Ưu điểm của Hệ điều hành Android
Với kho ứng dụng trên Google Play đã đáp ứng hết nhu cầu của người dùng hiện giờ, người dùng cần tải phần mềm để chơi game online cho đến chỉnh sửa ảnh, video, làm việc,.... thì gần 3 triệu ứng dụng khác nhau cũng đủ đáp ứng.
Với nhiều hãng điện thoại và thiết bị điện tử khác sử dụng hệ điều hành Android nên bạn có rất nhiều mẫu mã để lựa chọn cho mình.
Để tăng bộ nhớ bạn chỉ cần dùng thẻ nhớ có dung cao hơn nên rất tiện lợi cho người dùng cần mở rộng bộ nhớ.
Có một cộng đồng sử dụng lớn nên có vấn đề gì xảy ra sẽ được mọi người hỗ trợ nhanh chóng.
Vì là mã nguồn mở nên các nhà cung cấp hoặc lập trình viên có thể tùy chỉnh tính năng để đạt hiệu quả cao hơn mà Google cũng cho phép điều này.
Nhược điểm của Hệ điều hành Android
Vì là mã nguồn mở nên dễ bị khai thác lỗ hổng.
Cũng vì mã nguồn mở nên dễ làm phân mãnh phần cứng lẫn phần mềm.
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết Hệ điều hành Android là gì?
- 0 Bình luận
Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *