Bùi Tấn Lực
- 442
- 07/11/2024
SQL Server là gì? Đó là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ của Microsoft, có thể chạy trên cơ sở dữ liệu lên đến Tera-Byte và phục vụ hàng ngàn người cùng lúc, chi tiết như nào hãy cùng chúng tôi phân tích:
SQL Server là gì? Cấu trúc của SQL Server
Mục Lục [Ẩn]
SQL Server là gì?
SQL Server (Microsoft SQL Server) là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System – RDBMS) của Microsoft, có thể chạy trên cơ sở dữ liệu lên đến Tera-Byte và phục vụ hàng ngàn người cùng lúc. Chuyên chạy trên môi trường Windows cho đến 2016 mới chạy được trên môi trường Linux.
Xem thêm bài viết Database Server là gì?
Cấu trúc của SQL Server
Cấu trúc của SQL Server
Cấu trúc của SQL Server có 3 thành phần chính đó là: External Protocols, Database Engine, SQLOS.
External Protocol
External Protocol bao gồm các giao thức giúp SQL Server giao tiếp với các ứng dụng bên ngoài, đó là các giao thức sau:
TDS (Tabular Data Stream): Giao thức này giúp trao đổi dữ liệu giữa SQL Server và ứng dụng web, SQL Server Management Studio (SSMS),...
ODBC (Open Database Connectivity) và OLE DB: Cung cấp các API để thao tác dữ liệu.
JDBC (Java Database Connectivity): Đây là giao thức giúp ứng dụng Java kết nối và giao tiếp với SQL Server, nó cũng cung cấp API để ứng dụng Java giao tiếp với SQL Server.
HTTP/HTTPS: Giao thức bảo mật để cung cấp dịch vụ web.
Database Engine
Database Engine là thành phần chính của SQL Server, có trách nhiệm quản lý và xử lý dữ liệu, bao gồm: Storage Engine, Query Processor, Relational Engine.
Storage Engine
File Storage: Có chức năng quản lý các tệp dữ liệu và tệp nhật ký giao dịch.
Buffer Manager: Lưu trữ bộ nhớ đệm.
Transaction Log: Ghi lại những lần cập nhật cơ sở dữ liệu.
Query Processor
Parser: Dùng để phân tích cú pháp của câu lệnh.
Optimizer: Tối ưu truy vấn để đảm bảo hiệu suất.
Executor: Xử lý các câu truy vấn đã được tối ưu và trả về kết quả.
Relational Engine
Metadata Manager: Quản lý các cấu trúc của cơ sở dữ liệu như bảng, chỉ mục, ràng buộc,...
Transaction Manager: Quản lý các giao dịch.
Concurrency Control: Sử dụng khóa và phiên bản để quản lý truy cập.
SQLOS (SQL Server Operating System)
SQLOS là các lớp trừu tượng giữa phần cứng và hệ điều hành, nó quản lý các tài nguyên như: bộ nhớ, CPU và I/O.
Memory Management
Memory Allocation: Quản lý và giải phóng bộ nhớ.
Buffer Pool: Lưu trữ các truy cập gần đây vào bộ nhớ đệm.
Scheduler
Task Management: Quản lý các tác vụ để đảm bảo không có tác vụ nào bị bỏ sót.
Worker Threads: Quản lý các luồng công việc.
I/O Management
I/O Requests: Xử lý các yêu cầu từ I/O, đó có thể là đọc và ghi dữ liệu từ ổ đĩa.
Async I/O: Cho phép các yêu cầu I/O được xử lý đồng thời.
Synchronization
Lock Manager: Quản lý các khóa trong table.
Latches and Spinlocks: Một số loại khóa khác.
Ứng dụng của SQL Server
Tạo và quản lý dữ liệu, bảo mật dữ liệu, quản lý giao dịch, sao lưu và phục hồi.
Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo, khai thác tích hợp dữ liệu.
Các phiên bản SQL Server
SQL Server 2012: Phiên bản đầu tiên với các tính năng như: chỉ mục cột và khả năng lưu trữ theo hướng định dạng trên cột, phân tích dữ liệu, khắc phục lỗi,...
SQL Server 2014: Có thêm các tính năng như: tối ưu hóa bộ nhớ, xử lý giao dịch trực tuyến, hiệu suất, giảm tải IO đối với các dữ liệu từ đĩa cứng thông thường,...
SQL Server 2016: Phát triển các tính năng: điều chỉnh hiệu suất, phân tích hoạt động thời gian thực, trực quan hóa dữ liệu và báo cáo trên thiết bị di động và sự hỗ trợ của hybrid cloud,...
SQL Server 2017: Lúc này mới hỗ trợ cho nền tảng Linux và Docker.
SQL Server 2019: Đã cải tiến thêm nhiều chức năng: cho phép kết hợp SQL Server, HDFS và Spark trong các thùng chứa, cũng như cải thiện khả năng quản lý chỉ mục cột và phục hồi dữ liệu,...
SQL Server 2022: Phiên bản mới nhất tính đến thời điểm hiện tại với nhiều cải tiến giúp nâng cao hiệu suất và khả năng phân tích dữ liệu, đó là: Data Classification, Big Data Clusters, Apache Spark và Hadoop Integration, Approximate Query Processing, Intelligent Query Processing, Machine Learning Services và Native Graph Database,...
Lời kết
Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết SQL Server là gì?
- 0 Bình luận

Email, Điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *